Chỉ thị số 40-CT/TW: Dấu ấn 'đột phá' trong thực hiện tín dụng chính sách xã hội tại Thừa Thiên Huế

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -Trong những năm qua, việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 (Chỉ thị 40) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội đã mang lại nhiều kết quả tích cực trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Lãnh đạo NHCSXH Việt Nam kiểm tra việc triển khai thực hiện tín dụng chính sách tại UBND xã Quảng Nhâm, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Lãnh đạo NHCSXH Việt Nam kiểm tra việc triển khai thực hiện tín dụng chính sách tại UBND xã Quảng Nhâm, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Nhờ nguồn vốn hỗ trợ cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã giúp nhiều hộ nghèo, đối tượng chính sách có việc làm, có thu nhập ổn định, đảm bảo an sinh xã hội, ổn định chính trị và phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương.

Trao sinh kế bền vững

10 năm qua, Chỉ thị số 40-CT/TW trở thành “Kim chỉ nam” cho hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, để NHCSXH không chỉ là cầu nối giải ngân tín dụng ưu đãi của Chính phủ mà còn là “đòn bẩy” thúc đẩy mối liên kết gắn bó mật thiết giữa Đảng - người dân - chính quyền trong công cuộc đẩy lùi đói nghèo, phát triển bền vững góp phần tích cực để thực hiện có hiệu quả mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững, hỗ trợ vốn, tạo việc làm, phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới...

Nhìn khuôn mặt tràn đầy tự tin, khí thế của chàng trai Pa Cô Nguyễn Hải Teo - một trong những nông dân làm kinh tế giỏi của A Lưới năm 2023 mới thấy nguồn vốn tín dụng chính sách quan trọng thế nào trong hành trình giảm nghèo của người dân A Lưới. Nguyễn Hải Teo chia sẻ: “Năm 2019, hai vợ chồng Teo bắt đầu được vay 50 triệu đồng vốn sản xuất kinh doanh vùng khó khăn để chăn nuôi lợn và trồng rừng theo công nghệ của Tập đoàn Quế Lâm. Tham gia chăn nuôi với Tập đoàn, Teo chỉ bỏ công chăm sóc, vốn có Ngân hàng, thức ăn, kỹ thuật, giống và cả đầu ra có Tập đoàn lo. Teo thấy, cơ hội này thật tuyệt, nếu bỏ qua, chắc sẽ không có cơ hội nào tốt hơn…”.

Đến nay, anh Teo được NHCSXH huyện A Lưới cho vay thêm 80 triệu đồng vốn giải quyết việc làm để trồng rừng; tổng thu nhập của 2 vợ chồng khoảng 200- 400 triệu đồng/năm. Nguồn vốn cho vay ưu đãi NHCSXH đã tạo động lực giúp vợ chồng anh Teo yên tâm làm giàu ngay tại quê nhà, có thu nhập ổn định, truyền cảm hứng, kinh nghiệm cho các các hộ dân khác cùng vươn lên làm giàu.

Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW đã có đã có hàng chục nghìn lượt hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn tỉnh được vay vốn chính sách để phát triển kinh tế, sản xuất kinh doanh.

Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW đã có đã có hàng chục nghìn lượt hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn tỉnh được vay vốn chính sách để phát triển kinh tế, sản xuất kinh doanh.

Cùng cán bộ PGD NHCSXH thị xã Hương Trà đến thăm mô hình nuôi cá lồng trên sông Bồ của gia đình ông Nguyễn Văn Hậu (TDP Thanh Lương 2, phường Hương Xuân), tại đây ông Hậu cho biết, năm 2018, thông qua hội Nông dân xã, gia đình ông được vay 50 triệu đồng để đầu tư sản xuất, chăn nuôi. Từ nguồn vốn vay đó, ông đã đầu tư nuôi cá lồng trên sông Bồ. Sau nhiều năm nuôi cá kết hợp trồng trọt, gia đình ông đã trả được số nợ vay và trang trải cuộc sống. Thấy mô hình nuôi lồng có hiệu quả cao, đầu năm 2024, ông tiếp tục vay vốn NHCSXH với số tiền 50 triệu đồng từ chương trình giải quyết việc làm để mở rộng quy mô nuôi cá. Nắm bắt được cách chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh nên đàn cá tăng trưởng và phát triển tốt, trừ tất cả chi phí và lãi suất, mỗi năm cho gia đình ông Hậu thu nhập khoảng từ 60 đến 100 triệu đồng tiền bán cá.

Ông Nguyễn Hoàng Anh Tuấn - Phó Giám đốc Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, đi đôi với tăng trưởng tín dụng chính sách xã hội, Ban Thường vụ Lãnh đạo Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh thường xuyên quan tâm lãnh đạo các cấp ủy trực thuộc chỉ đạo cấp ủy, chính quyền cơ sở, các cơ quan, đơn vị liên quan, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp cùng với NHCSXH tập trung thực hiện các giải pháp củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách. Chú trọng tới việc chấp hành các thủ tục, quy trình nghiệp vụ; nâng cao chất lượng hoạt động giao dịch tại xã; nâng cao chất lượng công tác ủy thác và hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn.

Nhờ vậy, tỷ lệ nợ quá hạn giảm 0,18% so với năm 2014. Toàn tỉnh, có 87/141 xã, phường, thị trấn không có nợ quá hạn (chiếm tỷ lệ 61,7%), có 446/515 tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác cấp xã không có nợ quá hạn (chiếm tỷ lệ 86,6%); có 2.237/2.331 Tổ tiết kiệm và vay vốn không có nợ quá hạn (chiếm tỷ lệ 96%).

Giao dịch định kỳ hàng tháng tại trụ sở UBND xã, phường, thị trấn.

Giao dịch định kỳ hàng tháng tại trụ sở UBND xã, phường, thị trấn.

Dư nợ ủy thác qua các tổ chức chính trị xã hội đến ngày 30/4/2024 là 4.589 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 99,1% tổng dư nợ, trong đó: dư nợ do Hội liên hiệp Phụ nữ quản lý 2.542 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng là 55,4%, Hội Nông dân quản lý 1.299 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 28,3%, Hội Cựu chiến binh quản lý 445 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 9,7%, Đoàn thanh niên quản lý 304 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 6,6% trong tổng dư nợ ủy thác.

Tổng dư nợ tín dụng chính sách đến 30/4/2024 đạt 4.630 tỷ đồng, tăng 2.959 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 177% so với năm 2014, với 97.052 khách hàng còn dư nợ, dư nợ bình quân 47,7 triệu đồng/1 khách hàng. Nợ quá hạn và nợ khoanh 4,3 tỷ đồng, chiếm 0,09% tổng dư nợ, giảm 4,2 tỷ đồng so với năm 2014, trong đó nợ quá hạn 2,57 tỷ đồng, giảm 2,43 tỷ đồng, nợ khoanh là 1,7 tỷ đồng, giảm 1,8 tỷ đồng so với năm 2014.

Bố trí, huy động nguồn lực ủy thác sang NHCSXH

Đến nay, nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương cấp tỉnh đến cấp huyện chuyển sang NHCSXH tỉnh không ngừng tăng lên, tất cả các địa phương cấp huyện đều đã trích ngân sách địa phương hàng năm chuyển sang NHCSXH để bổ sung nguồn vốn cho vay theo định hướng của địa phương.

Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW, nguồn vốn ủy thác địa phương đạt 263,7 tỷ đồng, tăng 232,2 tỷ đồng so với trước khi có Chỉ thị 40-CT/TW, trong đó nguồn vốn ủy thác cấp tỉnh là 171,9 tỷ đồng, tăng 148,1 tỷ đồng; nguồn vốn ủy thác địa phương cấp huyện là 86,3 tỷ đồng, tăng 84,1 tỷ đồng so với trước khi có Chỉ thị 40-CT/TW; nguồn vốn chủ đầu tư khác 5,5 tỷ đồng. Đặc biệt, trong đầu năm 2024, tỉnh đã bổ sung 40 tỷ đồng sang Chi nhánh NHCSXH tỉnh để cho vay đối với chương trình Hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm, cho vay lao động đi làm việc ở nước ngoài, cho vay người chấp hành xong án phạt tù.

Chỉ thị số 40-CT/TW trở thành “Kim chỉ nam” cho hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Chỉ thị số 40-CT/TW trở thành “Kim chỉ nam” cho hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Trong những năm qua, nguồn vốn trên địa bàn không ngừng tăng trưởng, ngày càng đáp ứng được tốt hơn nhu cầu vay vốn của hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác. Cơ cấu nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đã chuyển biến theo hướng tăng nguồn vốn NHCSXH tự huy động được ngân sách nhà nước cấp bù lãi suất và nguồn lực tại địa phương thể hiện rõ chủ trương “đa dạng hóa nguồn lực” với phương châm “nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân cùng làm”. Nhờ đó, nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội thời gian qua đã cơ bản đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Phó Bí Thư Thường trực Tỉnh ủy tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Ngọc Thọ cho biết, trong những năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền và các ban, ngành, địa phương luôn xác định hoạt động tín dụng chính sách xã hội là một công cụ quan trọng giúp địa phương thực hiện có hiệu quả mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững, hỗ trợ vốn, tạo việc làm, phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới…

Sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của các cấp, các ngành đã mang lại những kết quả đáng ghi nhận trong hoạt động tín dụng chính sách tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

Sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của các cấp, các ngành đã mang lại những kết quả đáng ghi nhận trong hoạt động tín dụng chính sách tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

Sau 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW và 03 năm thực hiện Kết luận 06-KL/TW, tín dụng chính sách xã hội của Trung ương và các chính sách của tỉnh đã đi vào cuộc sống, phát huy hiệu lực, hiệu quả, góp phần tích cực thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, ổn định chính trị, bảo đảm an sinh xã hội, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Góp phần quan trọng đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh năm 2023 đạt 7,03%, xếp thứ 28/63 tỉnh, thành cả nước.

Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) đạt 73.230 tỷ đồng (theo giá hiện hành), GRDP bình quân đầu người đạt 2.665 USD, tăng 9,5% so cùng kỳ. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 31.000 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,27%. Thu ngân sách nhà nước năm 2023 đạt 11.000 tỷ đồng (vượt 10,8% dự toán). Tình hình quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững. Công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị và xây dựng chính quyền được chú trọng.

Đọc thêm