Mở đường cho nhập khẩu linh kiện
Chính sách thuế đối với linh kiện ô tô nhập khẩu đang được thực hiện theo Thông tư 184/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính, quy định thuế suất của Biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu…Theo Thông tư này, linh kiện ô tô nhập khẩu, dạng CKD, sẽ được áp dụng theo mức thuế suất linh kiện theo từng linh kiện cụ thể. Trường hợp linh kiện không đảm bảo độ rời rạc (như đã hàn tán, sơn tĩnh điện, cabin đã lắp vào thân như một số doanh nghiệp vừa qua đã nhập khẩu) thì áp dụng thuế suất nguyên chiếc cho toàn bộ linh kiện đó.
Với đề xuất mới của Bộ Tài chính, doanh nghiệp nhập khẩu linh kiện lắp ráp có thể sẽ tránh được khoản thuế hàng ngàn tỷ đồng. Ảnh minh họa |
Chính sách này cũng gián tiếp khuyến khích các doanh nghiệp nội địa hóa nhiều hơn, tăng cường đầu tư phát triển sản xuất các mặt hàng thay thế cho linh kiện nhập ngoại. Chính sách này tạo cơ hội để ngành sản xuất linh kiện ô tô Việt
Tuy nhiên, Bộ Tài chính lại cho rằng, chính sách thuế được ban hành theo Thông tư 184/2010/TT-BTC như trên là “không phù hợp”, ảnh hưởng đến tình hình thực tế sản xuất và lắp ráp xe trong nước. Do hiện nay, các linh kiện nhập khẩu không đảm bảo độ rời rạc như quy định của pháp luật sẽ ngày càng nhiều. Vì thế, theo quan điểm Bộ Tài chính được nêu trong dự thảo sửa đổi Thông tư 184 là với những lô hàng linh kiện nhập khẩu có linh kiện không đảm bảo độ rời rạc thì chỉ tính thuế suất nguyên chiếc đối với linh kiện đó, không tính thuế đối với cả bộ linh kiện như quy định tại Thông tư 184/2010/TT-BTC hiện nay.
Theo Bộ Tài chính, như vậy sẽ tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sẽ nhập khẩu và lắp ráp nhiều hơn.
Chiến lược phát triển công nghiệp ô tô sẽ… chuyển hướng
Với quan điểm của Bộ Tài chính về sửa đổi chính sách, doanh nghiệp lắp ráp bằng 100% linh kiện nhập khẩu sẽ rất phấn khởi vì họ có thể tránh phải nộp tiền thuế lên đến hàng nghìn tỷ.
Hậu quả của chính sách dự kiến đưa ra là không chỉ nhà nước sẽ bị “thất thu” thuế do không áp được thuế suất nguyên chiếc với những bộ linh kiện không rời rạc. Nhưng, liệu có “đổi lại” là ngành công nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô Việt
Theo quan điểm của một số doanh nghiệp sản xuất ô tô, thì việc thay đổi chính sách thuế theo hướng mà Bộ Tài chính đưa ra, dường như để bảo vệ doanh nghiệp không đầu tư hoặc ít đầu tư cho sản xuất và nội địa hóa mà chủ yếu “sống nhờ” lắp ráp thuê.
Chính sách này không bảo vệ đa số các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp hiện nay mà sẽ đẩy các doanh nghiệp sản xuất đã đầu từ hàng trăm tỷ đồng để sản xuất các bộ phận của ô tô phải… đắp chiếu nhà máy. Vì các nhà cung cấp linh kiện ở nước ngoài bao giờ cũng mong muốn các doanh nghiệp lắp ráp phải mua bộ linh kiện đầy đủ của họ, mặc dù các bộ linh kiện đó không đáp ứng mức độ rời rạc.
Với sự “mở đường” của Bộ Tài chính theo hướng sửa đổi chính sách như trên, doanh nghiệp sẽ không cần nội địa hóa mà chỉ cần nhập khẩu linh kiện cho… rẻ, đặc biệt là linh kiện từ Trung Quốc.
Phản hồi về chính sách mà Bộ Tài chính dự kiến đưa ra, Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cho rằng, cần phải duy trì chính sách thuế hợp lý đối với linh kiện không đảm bảo độ rời rạc để ổn định và tạo điều kiện phát triển ngành công nghiệp ô tô và công nghiệp phụ trợ.
Vậy mức thuế suất cho linh kiện “không rời rạc” như thế nào là phù hợp? Theo ý kiến của Công ty Toyota Việt
Cũng như ý kiến của Công ty Toyota Việt
Vì theo dự thảo này, nếu cứ có văn bản của Bộ Khoa học và Công nghệ xác định linh kiện không rời rạc là “chấp nhận được” là sẽ được áp thuế suất linh kiện, thì không thể loại trừ doanh nghiệp sẽ “chạy” để có được “giấy phép con” này của Bộ Khoa học và Công nghệ. Sự chênh lệch giữa thuế suất nguyên chiếc và thuế suất linh kiện rất lớn chính là động cơ của các hành vi tiêu cực, lợi dụng chính sách để trục lợi cá nhân.
Đánh giá về sự liên quan giữa Quyết định 05/2005/QĐ-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ, quy định “tiêu chuẩn rời rạc”, Cty Toyota Việt Nam cũng cho rằng, dựa trên quy định này, các nhà sản xuất trong nước đã đầu tư lớn cho các công đoạn sản xuất, như dây chuyền hàn, sơn tĩnh điện. Các nhà sản xuất linh kiện ô tô cũng đã nội địa hóa nhiều linh kiện như thân xe, ống xả, dây điện… nếu bỏ quy định về độ rời rạc của linh kiện (như đề xuất của Bộ Tài chính) thì sẽ đe dọa sự tồn tại của ngành công nghiệp ô tô.
Theo Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 177/2004/QĐ-TTg, thì ngành công nghiệp ô tô phát triển trên cơ sở tạo động lực thúc đẩy các ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước phát triển nhằm đẩy nhanh quá trình sản xuất linh kiện, phụ tùng trong nước.
Với chính sách mà Bộ Tài chính dự kiến ban hành khi sửa đổi Thông tư 184/2010/TT-BTC thì chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô không những không được lợi mà có thể chuyển hướng thành…ngành lắp ráp thuê. Như vậy, dự thảo sửa đổi Thông tư này rõ ràng không có lợi cho định hướng phát triển mà chỉ giúp giải quyết một vài vụ việc cụ thể mà các Bộ, ngành đang… vướng.
Bình Minh