Trong khi đó, Việt Nam là một trong những quốc gia vẫn cho phép hút thuốc tại các khu vực dành riêng cho người hút thuốc tại sân bay, khách sạn, quán bar/pub và phương tiện giao thông công cộng.
Theo SEATCA, lệnh cấm hút thuốc toàn diện sẽ đem lại hiệu quả hơn trong việc bảo vệ người dân khỏi tác hại của khói thuốc lá.
Trong lĩnh vực bao bì thuốc lá tiêu chuẩn, Lào, Myanmar, Thái Lan và Singapore là những quốc gia đi đầu. Chính sách này yêu cầu bao bì không có logo, chỉ in cảnh báo sức khỏe lớn, nhằm giảm sức hút của thuốc lá. Dù có sự can thiệp từ ngành công nghiệp thuốc lá, Myanmar vẫn cam kết thực hiện trước 31/12 2024. Lào cũng sẽ áp dụng từ ngày 5/12/2024. Philippines và một số nước khác đang trong quá trình triển khai biện pháp tương tự.
Trên thế giới, 43 quốc gia đã áp dụng chính sách này, với các quốc gia ASEAN như Thái Lan, Singapore, Myanmar và Lào được đánh giá cao. Cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh hiện diện trên bao bì ở tất cả các nước ASEAN, với Thái Lan có diện tích cảnh báo lớn nhất, chiếm 85% diện tích bao bì, theo sau là Brunei, Lào, Myanmar và Singapore với 75%.
Về quảng cáo, hầu hết các nước ASEAN đã cấm toàn diện việc quảng bá và trưng bày thuốc lá, ngoại trừ Indonesia, Malaysia, Myanmar và Philippines. Một số nước, như Brunei, Lào, Singapore, Thái Lan và Malaysia, đã ban hành lệnh cấm trưng bày sản phẩm tại điểm bán lẻ. Tuy nhiên, Campuchia, Indonesia, Singapore và Việt Nam vẫn cho phép ngành công nghiệp thuốc lá tài trợ một số hoạt động xã hội, dù có hạn chế trong việc công khai.
Việc bán thuốc lá lẻ và bao nhỏ dưới 20 điếu vẫn được phép tại Philippines và Việt Nam, khiến thanh thiếu niên dễ tiếp cận. Ngược lại, hầu hết các quốc gia khác trong ASEAN đã cấm hình thức bán này.
Về thiết bị hút thuốc điện tử (thuốc lá điện tử/thuốc lá nung nóng), Brunei, Campuchia, Lào, Singapore và Thái Lan đã cấm hoàn toàn.