Chông gai Kịch hình thể

“Xem kịch hình thể, nhiều người khen hay lắm, đẹp lắm nhưng... ít ai bỏ tiền ra mua vé”, NSND Lan Hương, người có công phát triển kịch hình thể từng dốc lòng khi nói về thực trạng của “đứa con” này. 

“Xem kịch hình thể, nhiều người khen hay lắm, đẹp lắm nhưng... ít ai bỏ tiền ra mua vé”, NSND Lan Hương, người có công phát triển kịch hình thể từng dốc lòng khi nói về thực trạng của “đứa con” này.  

Một cảnh
Một cảnh kịch hình thể.
Khó tiếp cận với công chúng- đó là cái khó nhất của “trưởng tàu” thể hình. Để chèo lái con tàu nghệ thuật ấy trước những sóng gió hiện thực là một điều không hề đơn giản. Sóng gió hiện thực ấy không ngoài chuyện “cơm- gạo- áo tiền”.
Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ Trương Nhuận rất thương đoàn kịch hình thể bởi đoàn kịch này chịu nhiều thiệt thòi nhất. Theo ông Trương Nhuận thì, ngân sách nhà nước có hạn lại phải ưu tiên cho các đoàn chính kịch, hài kịch nên không phải năm nào đoàn kịch thể hình cũng đủ tiền dựng vở. Tiền dựng vở hạn chế, ngay cả trưởng đoàn, NSND Lan Hương kinh tế cũng chẳng khấm khá gì. Dù Lan Hương có bằng thạc sĩ, nhưng vẫn nhận mức lương diễn viên hạng 3. Nhà hát khó có đủ tiềm lực “giữ chân” nhiều diễn viên vừa giỏi lại vừa đẹp hình thể. 
Sau 7 năm “vượt thác ghềng”, Nhà hát Tuổi trẻ đã cho ra đời nhiều vở kịch hình thể giá trị: Giấc mơ hạnh phúc", "Nhật nguyệt thực", "Tiếng vọng hành tinh", "Con bệnh bí hiểm", "100 phút cuối cùng của Hàn Mặc Tử, Đức tin  Stereo Man, Vườn địa đàng, “Biến vĩ của tình yêu”, “Tù một ngã tư”, “Tâm linh Việt”, “Nguyễn Du với Kiều”. NSND Lan Hương đã phải rất vất vả để xây dựng, chèo chống cho một Đoàn kịch hình thể với đội ngũ trên 30 nghệ sĩ với dàn diễn viên trẻ đẹp, tài năng như Hoàng Tùng, Hoài Nam, Như Lai, Công Dũng...

Con đường đi đến với khán giả của kịch hình thể khá chông gai. Vì có một thực tế là hiện nay, hầu hết các đoàn đi lưu diễn đều... lỗ! NSND Lan Hương dốc lòng: “Khó khăn nhất không phải là làm sao có vở dựng hay kinh phí mà chính là "đầu ra".

Thực ra, đây là cái khó với cả chính kịch, hài kịch chứ không riêng gì kịch hình thể, nhưng với kịch hình thể thì khó khăn hơn vì đây là loại hình chưa được khán giả Việt Nam biết đến nhiều. Xem biểu diễn, nhiều người khen hay lắm, đẹp lắm nhưng... ít ai bỏ tiền ra mua vé cả”.  

Kinh phí dàn dựng cho kịch hình thể hằng năm rất ít, nhưng quyết không để cho kịch thể hình “yểu mệnh”, Ban lãnh đạo Nhà hát Tuổi trẻ cũng như NSND Lan Hương đã cố gắng rất nhiều để tìm kinh phí nuôi dưỡng “món ăn lạ” trong bữa tiệc sân khấu này.
Những người tâm huyết với kịch thể hình luôn đau đáu việc đi tìm…công chúng. “Có lẽ là trước mắt phải chọn những người xem trẻ tuổi là sinh viên và học sinh là chính, nhưng phải ươm mầm những người xem trong tương lai từ các học sinh nhỏ tuổi hôm nay”, NSƯT Lê Chức gợi ý. 
Nhà hát Tuổi trẻ cần quan tâm hơn việc đầu tư cho kịch thể hình cũng như cố gắng vận dụng phương thức “xã hội hóa” để nuôi dưỡng “món ăn” này và đãi “món ăn” ấy miễn phí cho những bạn trẻ. Từ đó, kịch thể hình sẽ không còn xa lạ và chính những người trẻ tuổi ấy sẽ bỏ tiền túi để thưởng thức kịch thể hình khi họ đã “ngấm”. 
Thùy Dương