Phát biểu với các nghị sĩ châu Âu ở Strasbourg khi bắt đầu cuộc tranh luận về quan hệ giữa EU với Nga, bà von der Leyen cho biết khối này "sẵn sàng trong trường hợp lãnh đạo Nga quyết định giải quyết vấn đề năng lượng".
"Trong những tuần qua, chúng tôi đã xem xét tất cả các tình huống gián đoạn có thể xảy ra trong trường hợp Nga quyết định cắt một phần hoặc hoàn toàn nguồn cung cấp khí đốt cho EU. Và tôi có thể nói rằng các mô hình của chúng ta cho thấy rằng chúng ta hiện đang ở khía cạnh an toàn trong mùa đông này", Chủ tịch EC khẳng định.
Theo Washington, Nga đã tích lũy tới 150.000 quân dọc theo biên giới chung với Ukraine và Belarus. Điều này đã làm dấy lên lo ngại rằng Nga đang sẵn sàng xâm lược người hàng xóm của mình.
Moscow phủ nhận cáo buộc nhưng đã đưa ra một danh sách yêu cầu NATO bao gồm đảm bảo rằng Ukraine và Gruzia sẽ không bao giờ được phép tham gia liên minh an ninh và quân đội đồng minh được rút khỏi một số nước Đông Âu.
NATO đã bác bỏ những yêu cầu này và các cuộc đàm phán ngoại giao cấp cao đã diễn ra trong nhiều tuần.
Trong khi đó, các nước NATO - hầu hết các quốc gia thành viên EU, Canada, Anh và Mỹ - đã đưa ra một danh sách các biện pháp trừng phạt kinh tế mà họ mô tả là "nghiêm trọng" mà họ sẽ áp đặt đối với Nga nếu nước này tiến hành một cuộc tấn công quân sự vào Ukraina.
EU đã nhấn mạnh rằng các lệnh trừng phạt này sẽ gây ra những hậu quả "to lớn" đối với nền kinh tế Nga mà còn đối với nền kinh tế của chính nước này và Moscow cũng có thể trả đũa bằng cách siết chặt nguồn cung cấp khí đốt của mình cho khối.
Sự phụ thuộc của EU vào khí đốt của Nga
Hơn 1/5 sản lượng điện ở EU đến từ khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) nhưng khoảng 90% nguồn cung cấp khí đốt của khối đến từ nước ngoài. Riêng Nga, cung cấp khoảng 40% lượng khí đốt của EU.
Hầu hết khí đốt của Nga giao cho các nước EU đều trung chuyển qua đường ống Nord Stream đi qua Ukraine. Nhưng Gazprom đã giảm việc giao hàng tới châu Âu trong những tháng gần đây, điều mà một số nhà bình luận mô tả là một nỗ lực nhằm "gây sức ép" khối này phê duyệt đường ống Nord Stream 2.
Đường ống, hoàn thành vào mùa hè năm 2021, hoàn toàn vượt qua Ukraine để cung cấp khí đốt từ Nga đến Đức qua Biển Baltic. Kyiv và Washington đã chỉ trích nó là một công cụ có thể để Nga gây áp lực lên Ukraine, quốc gia sẽ mất nguồn thu và đảm bảo an ninh nếu khí đốt đến châu Âu không còn quá cảnh qua lãnh thổ của họ.
Giao hàng thấp hơn cùng với nhu cầu cao hơn trên toàn cầu khi các nền kinh tế "thức dậy sau cơn mê" do COVID-19 gây ra đã dẫn đến sự tăng giá. Giá năng lượng trên toàn khu vực đồng euro vào tháng Giêng cao hơn bốn lần so với cùng kỳ năm 2021.
Các nước thành viên EU đã đối phó với những thách thức này bằng cách khai thác mạnh mẽ vào nguồn dự trữ khí đốt của họ. Theo Cơ sở hạ tầng khí Châu Âu (GIE), một hiệp hội đại diện cho lợi ích của các nhà khai thác cơ sở hạ tầng khí đốt Châu Âu, kho chứa khí đốt tự nhiên của EU chỉ đầy 33%. Tuần trước, Đức cảnh báo rằng trữ lượng khí đốt tự nhiên của nước này đã giảm xuống mức "đáng lo ngại" vào khoảng 35-36%.
Bà Von der Leyen nói với các nhà lập pháp rằng Ủy ban "hiện đang đàm phán với một số quốc gia sẵn sàng đẩy mạnh xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng sang EU."
"Điều này dẫn đến việc giao hàng khí LNG vào tháng Giêng đạt kỷ lục - hơn 120 tàu và 10 bcm LNG. Hơn hết, kể từ khi sáp nhập Crimea, chúng tôi đã tăng số lượng các bến LNG", bà nói thêm.
Mỹ cung cấp 23% nhu cầu LNG của EU vào năm 2021. Tháng trước, thị phần này đã tăng lên 46% với Châu Âu là điểm đến hàng đầu cho LNG của Mỹ.
Trong số các quốc gia khác có thể tăng cường trong trường hợp EU cần là Qatar, một trong những nhà sản xuất LNG lớn nhất thế giới và Azerbaijan.
Tuy nhiên, người đứng đầu Ủy ban lưu ý rằng "một trong những bài học mà chúng ta có thể rút ra từ cuộc khủng hoảng này là chúng ta phải đa dạng hóa các nguồn năng lượng của mình, để thoát khỏi sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga và đầu tư nhiều vào các nguồn năng lượng tái tạo."
"Chúng sạch sẽ và tốt cho hành tinh, chúng là cây nhà lá vườn và tốt cho sự độc lập của chúng ta", Chủ tịch EC kết luận.