Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến trong hai ngày 22 và 23/4/2021, với mục đích chính là nhằm thúc đẩy cộng đồng quốc tế đưa ra các cam kết toàn cầu mạnh mẽ hơn về ứng phó với biến đổi khí hậu để có thể đạt được mục tiêu giữ nhiệt độ Trái đất không tăng quá 1,5 độ C so với trước thời kỳ công nghiệp, phù hợp với tinh thần của Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.
Tham dự Phiên khai mạc Hội nghị quan trọng này có nguyên thủ, Thủ tướng của 40 nước được mời dự Hội nghị, gồm các nền kinh tế lớn nhất và phát thải nhiều khí nhà kính nhất như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Nhật Bản, các nước có cam kết mạnh mẽ nhất về giảm phát thải khí nhà kính, dễ bị tổn thương nhất bởi biến đổi khí hậu hoặc đóng vai trò quan trọng tại các khu vực trong phát triển kinh tế xanh, cùng Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres và lãnh đạo nhiều tổ chức quốc tế và khu vực khác.
The New York Time đưa tin, tại phiên khai mạc, Tổng thống Joe Biden tuyên bố Mỹ “đã quyết tâm hành động” về biến đổi khí hậu và kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới đẩy nhanh đáng kể kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính hoặc có nguy cơ thất bại thảm hại trong việc ngăn chặn biến đổi khí hậu thảm khốc.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhắc lại những lời hứa mà nước này đã đưa ra là "phấn đấu đạt tới đỉnh" lượng khí thải vào cuối thập kỷ này và đạt được mức độ trung hòa carbon vào năm 2060. Ông Tập Cận Bình cũng lưu ý rằng, các mục tiêu của Trung Quốc kêu gọi “nỗ lực phi thường” và duy trì mục tiêu cắt giảm lượng khí thải “trong một khoảng thời gian ngắn hơn nhiều so với những gì có thể cần đến nhiều nước phát triển”. Ông Tập Cận Bình cho biết, sau năm 2025 sẽ sử dụng than đá là cách duy nhất để đạt được mục tiêu trung tính các-bon vào năm 2030. Theo các chuyên gia, việc sử dụng than có thể đã lên đến đỉnh điểm ở Trung Quốc vào thời điểm đó.
Thủ tướng Narendra Modi của Ấn Độ không đưa ra cam kết mới, nhưng nhắc lại lời hứa của quốc gia Nam Á này về việc lắp đặt 450 gigawatt công suất năng lượng tái tạo vào năm 2030. Ông cũng nói rằng lượng khí thải bình quân đầu người của Ấn Độ đã ông nhỏ hơn nhiều so với các nước phát thải lớn khác. Theo ông Modi: “Ấn Độ đang làm phần việc của mình. Bất chấp những thách thức phát triển của chúng tôi, chúng tôi đã thực hiện nhiều bước đi táo bạo".