Sabrina cười nói: "Hãy nhìn xem, chúng tôi thậm chí đã đánh dấu biên giới trên chiếc chăn của mình. Chúng tôi đang ở Riehen, vùng ngoại ô giàu có của Basel". Và thực sự là ngay dưới thanh chắn có vạch một đường màu đen chia đôi tấm vải. Nằm trên một nửa là Sabrina, đến từ Basel, nửa còn lại là Davor đến từ Wiesbaden.
Đây là lần đầu tiên hai người họ nhìn thấy nhau kể từ khi biên giới bị đóng cửa cách đây sáu tuần. Đại dịch Covid-19 đã khiến Thụy Sĩ và các nước xung quanh đóng cửa biên giới vào giữa tháng 3. Chỉ những người làm việc ở quốc gia khác và các công ty vận chuyển hàng hóa mới được phép đi qua biên giới tại một vài điểm giao cắt vẫn còn mở.
|
Sabrina Schaub đến từ Basel (Thụy Sĩ) và Davor Crnko đến từ Wiesbaden (Đức). |
Đó là một ngày xuân ấm áp. Riehen nổi tiếng với những cây anh đào, nhờ khí hậu ôn hòa của đồng bằng sông Rhine. Và trên những cây anh đào đang nở hoa ở cả hai bên, những người lính biên phòng đã gắn những thanh chắn để đánh dấu những gì có thể tiếp cận được.
Đối với người dân ở cả hai phía, những hạn chế này là một sự xáo trộn nghiêm trọng, vì biên giới hầu như không được chú ý trong những thập kỷ gần đây. Có những gia đình, tình bạn cũng như tình yêu, là xuyên biên giới.
Sabrina nói rằng: "Hãy chụp những bức ảnh của chúng tôi. Thật tốt nếu chúng trở nên nổi tiếng". Davor hôm nay đã mất ba tiếng rưỡi lái xe từ Wiesbaden tới đây để gặp bạn gái rồi anh sẽ rời đi ngay vào buổi tối.
|
|
|
|
Bất chấp tất cả, tâm trạng của họ vẫn rất tốt trong ngày gặp mặt này. Dọc theo hàng rào, một số nhóm người đã sắp xếp để gặp nhau: những gia đình, bạn bè, những người yêu nhau bị ly tán. Một nhóm thanh niên trẻ tuổi đã dựng ghế cắm trại ở hai bên hàng rào. Ba trong số họ đều đến từ Lörrach ở Đức, cộng đồng láng giềng của Riehen. Một người trong đó thì đang học tại Basel. Đây là nơi duy nhất họ có thể gặp và uống bia cùng nhau.
|
|
Biên giới trải dài trên đồi. Xa hơn một chút ở bìa rừng, tôi gặp Diethard (ở phía Đức) và bạn gái của anh ta là Sibel (ở phía Thụy Sĩ). Sibel, cũng là một công dân Đức, làm việc trong một phòng khám ở Thụy Sĩ nói rằng: "Nếu tôi chính thức sang Đức, trước tiên tôi sẽ phải cách ly trong hai tuần. Điều đó là không thể nào."
|
|
Có một máy bay trực thăng quân đội bay dọc theo biên giới không rõ ràng để đảm bảo các quy tắc được tuân thủ trên mặt đất. Lính tăng cường và bộ đội biên phòng cũng được điều động. Nếu một cặp đôi tiếp xúc quá gần nhau ở biên giới, các lính canh thường nhắm mắt làm ngơ.
|
Một cặp đôi Đức - Thụy Sĩ gặp nhau ở biên giới. |
Xa hơn về phía đông trên Hồ Constance là Kreuzlingen (Thụy Sĩ) và thành phố chị em của nó là Constance (Đức). Ở một số nơi, hàng rào được người Thụy Sĩ dựng lên trong chiến tranh thế giới thứ hai để ngăn người tị nạn Do Thái hoặc thành viên phe đối lập Đức vượt qua biên giới vẫn còn tồn tại.
|
Josephina, sống ở Arbon (Thụy Sĩ) và Josef, sống ở Singen am Hohenwil (Đức), chỉ có thể đến với nhau tại biên giới khép kín. Họ gặp nhau ở đây ba lần một tuần. Họ đã là vợ chồng 30 năm nay. |
Vì đường biên giới ở đây ngắn và rõ ràng hơn ở Basel, nên việc đóng lại nó dễ dàng hơn sau đại dịch.
Không lâu sau khi đóng cửa biên giới, tôi gặp Katarina từ Frauenfeld, ở Thụy Sĩ và Ivo, một sinh viên đến từ Konstanz. Ba lần một tuần họ gặp nhau ở biên giới, họ chỉ gặp nhau thực sự ở Croatia vào dịp năm ngoái.
|
Katarina, sống ở Frauenfeld (Thụy Sĩ) và Ivo, sống ở Konstanz (Đức), chỉ có thể gặp nhau ở biên giới, ba lần một tuần. |
Ở đây, sự gần gũi về thể xác là một "cái gai" đối với các sĩ quan thực thi pháp luật Thụy Sĩ: một tuần sau, khi tôi gặp lại hai người họ, họ không thể hôn nhau nữa. Một hàng rào thứ hai được nâng lên cách hai mét, dưới sự phản đối mạnh mẽ của người dân địa phương. Bây giờ Katarina và Ivo chỉ có thể nhìn vào mắt nhau.
|
Họ đã trở thành một đôi kể từ đêm giao thừa năm ngoái. Sau khi một hàng rào thứ hai được dựng lên, họ không thể gần gũi nhau được nữa. |
|
Một cặp đôi khác nói chuyện với nhau qua hàng rào ở Kreuzlingen vào ngày 4/4 |