Chuyên gia tài chính nhận định về về nợ công

Hôm qua, bên hành lang kỳ họp, ĐBQH Cao Sỹ Kiêm và Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh đưa ra những nhận định liên quan đến vấn đề nợ công.

Hôm qua, bên hành lang kỳ họp, ĐBQH Cao Sỹ Kiêm và Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh đưa ra những nhận định liên quan đến vấn đề nợ công.

ĐBQH Cao Sỹ Kiêm (Thái Bình): Nợ công ở mức đáng chú ý


Trên thế giới, nợ công khoảng trên 50%, là mức trung bình nhiều nước áp dụng nhưng nếu nợ công dưới 50% mới an toàn. Nhưng, nợ công an toàn hay không còn phụ thuộc vào tình hình “sức khoẻ”, khả năng trả nợ và tính bền vững của nền kinh tế mỗi nước người ta xác định mức nợ công ở mức nào là hợp lý.


Trước đây, Chính phủ nhiều lần báo cáo nợ công dưới con số 46% hay 42%,41% tôi cho là được nhưng khi mà cộng tất cả các thứ vào hoặc theo thông tin mới là 56,7% là cao vì chúng ta là đất nước đến giờ khả năng trả nợ là được nhưng sắp tới chúng ta sẽ vay nhiều hơn.

Hoặc có những khoản nợ đến hạn, trong khi khả năng tích luỹ khả năng dự trữ để phát triển của nền kinh tế không cao, cho nên nếu mức 56,7% không đảm bảo hiệu quả kinh tế, không nâng được khả năng trả nợ lên không đảm bảo tính bền vững phát triển của các doanh nghiệp và của cả nền kinh tế thì mức nợ công 56,7% là mức đáng chú ý.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh: Đảm bảo an ninh tài chính là vô cùng quan trọng

Ta nói tiêu chí dưới 50% là an toàn đúng rồi nhưng vấn đề là trả nợ thế nào thôi. Làm tài chính cũng như trong gia đình hay nhất là không phải đi vay nhưng đứng trước sự lựa chọn vay để làm ăn và không vay, mình phải lựa chọn một phương án nào cho hợp lý.

Quan trọng là mình sử dụng đồng vốn vay thế nào. Nếu nói là tất cả sử dụng không có hiệu quả tôi không tán thành. Kiểm soát nợ công đương nhiên phải xây dựng chiến lược dài hạn 30 năm chứ không chỉ 10 hoặc 20 năm. Chính phủ sẽ đưa ra chỉ tiêu và giám sát vấn đề này. Chính luật nợ công ra đời nhằm mục tiêu đó vừa sử dụng vốn có hiệu quả và đảm bảo an toàn an ninh tài chính đó là điều vô cùng quan trọng. 

P.V.

Đọc thêm