Gần 100 viên sỏi được lấy ra từ túi mật của cô gái 20 tuổi
Cô gái tên Tiểu Lệ năm nay 20 tuổi, nhà ở An Huy, Trung Quốc. Vào lúc 3 giờ sáng ngày 9/8, khi đang ngủ say, đột nhiên cô bị tỉnh giấc bởi cơn đau bụng quằn quại. Vì không muốn đánh thức cả nhà giữa đêm nên Tiểu Lệ cố gắng chịu đựng cơn đau cho đến sáng.
Hôm sau, khi mọi người vừa tỉnh dậy đã bắt gặp gương mặt trắng nhợt của Tiểu Lệ liền vội vàng đưa cô đến bệnh viện để khám. Trên đường tới bệnh viện cô cho biết: "Từ 3h sáng qua tới bây giờ cô lên cơn đau bụng 3 lần, mỗi lần cơn đau đều tăng và thời gian đau dài hơn trước".
Sau khi làm siêu âm B phần bụng, bác sĩ cho biết, Tiểu Lệ bị kết sỏi ở túi mật, tình hình rất nghiêm trọng, cần phải lập tức phẫu thuật để gắp bỏ sỏi.
Ngày 10/8, Tiểu Lệ lên bàn phẫu thuật. Sau nhiều giờ đồng hồ, các bác bác sĩ đã lấy ra gần 100 viên sỏi mật cả lớn nhỏ. Trong đó có hơn 10 viên sỏi mật đã phát triển to bằng hạt lạc. Bác sĩ Trần Minh Lương, trưởng Khoa ngoại Gan Mật Tụy của Bệnh viện Nhân dân Ngân Châu cho biết, trường hợp sỏi mật nặng như thế này là vô cùng hiếm, cộng thêm việc Tiểu Lệ còn rất trẻ, mới 20 tuổi.
Bác sĩ lấy ra gần 100 viên sỏi trong túi mật của Tiểu Lệ
Theo lời giải thích của ông Trần - cha của Tiểu Lệ cho biết: cô nàng từ nhỏ đã tương đối kén ăn, cũng không có thói quen ăn sáng. Vì lịch trình học tập, làm việc gấp rút nên Tiểu Lệ thường ăn các đồ ăn sẵn như: mì ăn liền, xúc xích, thịt hun khói,... Đặc biệt cô còn có sở thích ăn đồ cay nóng, thói quen ăn uống này đã bắt đầu từ khi cô học lớp 1 và duy trì cho tới hiện tại.
Bác sĩ Trần Minh Lương cho biết: Mặc dù nguyên nhân dẫn đến sỏi mật vô cùng phức tạp, nhưng theo nghiên cứu phát hiện, sỏi mật có mối quan hệ quan trọng trong việc ăn uống không thích hợp gây nên rối loạn chuyển hóa.
Dựa theo thành phần kết sỏi phân tích, miêu tả chế độ ăn uống hàng ngày của Tiểu Lệ về cơ bản có thể kết luận, Tiểu Lệ bị kết sỏi mật có liên quan đến việc ăn mì ăn liền và thịt hun khói trong thời gian dài.
Chế độ ăn quá nhiều chất béo, không ăn sáng… sẽ làm tăng nguy cơ sỏi mật
Bác sĩ Trần Minh Lương nói rằng, nguyên nhân chủ yếu để hình thành sỏi mật đến từ cholesterol cao và thức ăn quá nhiều chất béo. Trong số rất nhiều bệnh nhân của bác sĩ Trần bị sỏi mật đều là do thói quen ăn uống giống như Tiểu Lệ.
Ngoài ra không ăn sáng cũng là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh sỏi mật. Điều này là do cơ thể sau khi trải qua một đêm dài nghỉ ngơi, cần bổ sung năng lượng. Túi mật sẽ bài tiết dịch mật vào buổi sáng, chuẩn bị trước cho việc tiêu hóa thức ăn.
Việc tiêu thụ các đồ ăn nhiều chất béo dễ gây kết sỏi mật
Nếu không ăn sáng, mật sẽ không có thức ăn để tiêu hóa, dịch mật sẽ ở trong túi mật lâu hơn, thời gian dài như thế, dịch mật sẽ tích tụ trong túi mật và đường ruột, cholesterol từ trong mật tiết ra sẽ dễ hình thành nên sỏi mật.
Bác sĩ Trần Minh Lương nhắc nhở, một số dấu hiệu của bệnh sỏi mật là đau, sốt, vàng da, gan to bất thường… .Bệnh nhân mắc sỏi mật thường đi kèm với một mức độ nhất định của viêm túi mật, thỉnh thoảng có một số cơn đau ở vùng bị viêm và túi mật nằm ngay cạnh dạ dày, một số người có thể nghĩ nhầm là đau dạ dày. Nếu dạ dày đau lặp đi lặp lại, tốt nhất là nên nhịn ăn và đến bệnh viện làm kiểm tra siêu âm B xem có bị sỏi mật hay không.
Cách điều trị đối với sỏi túi mật:
- Dùng thuốc giúp tan sỏi, áp dụng đối với sỏi cholesterol dưới 1,5cm, tốt nhất với sỏi dưới 5mm, thời gian dùng kéo dài 6-24 tháng, ursodeoxycholic acid 8-10mg/kg trọng lượng.
- Tán sỏi bằng sóng, làm tan sỏi trực tiếp bằng hóa chất.
- Cắt túi mật qua nội soi: dùng với sỏi to, gây đau nhiều hoặc gây viêm túi mật, đây là phương pháp hiện nay thường dùng phổ biến, rút ngắn thời gian nằm viện và hồi phục sức khỏe nhanh.
- Cắt túi mật bằng mổ phanh: áp dụng trong trường hợp mổ nội soi thất bại hoặc viêm mủ túi mật.