Top 10 Công ty TACN uy tín năm 2020 được xây dựng dựa trên nguyên tắc khoa học và khách quan. Các công ty được đánh giá, xếp hạng dựa trên 3 tiêu chí chính: Năng lực tài chính thể hiện trên báo cáo tài chính năm gần nhất; Uy tín truyền thông được đánh giá bằng phương pháp Media Coding - mã hóa các bài viết về công ty trên các kênh truyền thông có ảnh hưởng; Khảo sát đối tượng nghiên cứu và các bên liên quan được thực hiện trong tháng 10-11/2020.
Danh sách Top 10 công ty TACN uy tín năm 2020 |
Theo Vietnam Report, tạo Việt Nam, chăn nuôi là mắt xích quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, đã trở thành ngành sản xuất hàng hóa lớn và chuyển dịch nhanh theo hướng trang trại với tốc độ tăng trưởng trung bình 5-6%/năm.
Nhiều sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam đã có vị thế cao trong khu vực và trên thế giới như: chăn nuôi lợn đứng vị trí thứ 5 về đầu con, thứ 6 về sản lượng; đàn thủy cầm đứng thứ 2 thế giới. Điều này tạo động lực phát triển cho thị trường TACN.
Kết quả khảo sát của Vietnam Report về triển vọng của ngành TACN trong năm tới, đã ghi nhận: 57,1% DN đánh giá sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng; 28,6% đánh giá tăng trưởng khả quan, tốt hơn một chút và chỉ có 14,3% tăng trưởng sẽ thấp hơn một chút.
Theo Bộ Canh Nông Hoa Kỳ (USDA), thị trường TACN Việt Nam dự kiến sẽ tăng trưởng kép hàng năm 5,06% trong giai đoạn dự báo để đạt quy mô thị trường 12.270 tỷ USD vào năm 2025 từ mức 9.124 tỷ USD vào năm 2019.
Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, hiện ở Việt Nam có khoảng 265 nhà máy sản xuất TACN, trong đó có 85 nhà máy thuộc DN nước ngoài (chiếm tỷ lệ 32%), 180 nhà máy thuộc DN trong nước (chiếm 68%). Tuy nhiên, các DN nước ngoài chiếm 65% thị phần, 35% thị phần còn lại do DN trong nước nắm giữ.
Số thị phần này cũng đang có nguy cơ sụt giảm trước sự mở rộng về quy mô, số lượng DN cũng như sản lượng của DN ngoại do tiềm năng phát triển của ngành chăn nuôi Việt Nam. Không chỉ vượt trội về thị phần, mà hầu hết các DN nước ngoài có chiến lược kinh doanh bài bản với chuỗi sản xuất kinh doanh khép kín. Do đó, các DN trong nước cần phải nhanh chóng thay đổi chiến lược trong sản xuất và kinh doanh để giành lại thị phần từ các DN nước ngoài.