Công khai tên cha, mẹ trên CMTND là vi phạm Quyền trẻ em

“Tôi nghĩ, cần thiết phải đưa đặc điểm riêng của nhân thân chứ không nên đi sâu vào khía cạnh gia đình. Sẽ có những hệ lụy như cha, mẹ vi phạm pháp luật mà dư luận đã nêu tên rộng rãi, nếu tên xuất hiện trên CMND thì trẻ xấu hổ, bị mọi người xa lánh hoặc thậm chí bỏ đi biệt xứ...”, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ, Chăm sóc trẻ em (Bộ LĐ-TB&XH) Nguyễn Trọng An nói.  

[links()]Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ, Chăm sóc trẻ em (Bộ LĐ-TB&XH) Nguyễn Trọng An phản đối chủ trương đưa tên cha, mẹ của người được cấp lên CMND. Theo ông An, có 3 lý do để không nên áp dụng quy định này. 

Mẫu CMT mới có phần thông tin về cha mẹ
Thứ nhất, phải hiểu CMND là nhằm mục đích gì? CMND (tiếng Anh gọi là Indentify Card), tức một cái thẻ để xác nhận nhân thân của một cá nhân. Để xác nhận nhân thân một cá nhân thì phải có đầy đủ các thông tin riêng của bản thân người đó như tên, tuổi, nhóm máu, màu tóc, màu mắt. Đó là những thông tin cực kỳ quan trọng của một cá nhân để nhận dạng. CMND của ta hiện nay chỉ có tên, tuổi, dấu vết riêng và dị hình là thiếu sót lớn. 
Báo PLVN online ngày 23/7 đăng tải chuyên đề “Chứng minh nhân dân mẫu mới: Chưa “ra lò” đã… phiền toái!”, trong đó nêu nhiều ý kiến đồng thuận lẫn không đồng thuận xung quanh chủ trương thay đổi chứng minh nhân dân (CMND) của Bộ Công an. Tuần rồi, Tòa soạn nhận được nhiều ý kiến từ bạn đọc đề nghị  tiếp tục thông tin về chủ đề này, đặc biệt nhấn mạnh việc công khai tên cha, mẹ trên căn cước của công dân. Dưới đây là những ý kiến, trao đổi tiếp vấn đề này.
Bản thân CMND không phải là bản hồ sơ lý lịch (profile hay là CV),  nên nếu muốn biết cá nhân đó là con ai, thì phải giở hồ sơ lý lịch ra, ở đó có hết các thông tin, chứ không phải xem qua CMND.

Thứ hai, việc đưa tên cha, mẹ vào CMND sẽ khiến người lớn khi xin cấp đổi có thể gặp rắc rối trong trường hợp họ là người già không nhớ tên cha, mẹ.

Ông An muốn nhấn mạnh đến đối tượng là trẻ em, những trẻ đến độ tuổi 14 làm CMND và có hoàn cảnh đặc biệt. Ví dụ, những đứa bé không có cha, mồ côi cha hoặc những gia đình nhạy cảm (như thời gian trước có nhiều thanh niên xung phong quá lứa lỡ thì, họ mong có đứa con và không muốn có sự ràng buộc của người cha), thì rõ ràng việc đưa tên cha vào là khó hoặc gây tâm lý không tốt cho trẻ khi bỏ trống tên cha.

Thứ ba, đối chiếu với Công ước của Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em mà Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á phê chuẩn Công ước này thì quy định trên là vi phạm Điều 16.
Ông An cho biết, điều này quy định: “Không trẻ em nào phải chịu sự can thiệp tuỳ tiện hay bất hợp pháp vào việc riêng tư, gia đình, nhà cửa hoặc thư tín của các em cũng như những sự công kích bất hợp pháp vào danh dự và thanh danh của các em; trẻ em có quyền được luật pháp bảo vệ chống lại sự can thiệp hay công kích như vậy”.
Luật Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em của Việt Nam cũng quy định quyền riêng tư  gia đình và quyền được bảo vệ danh dự. 
Bản thân CMND không phải là bản hồ sơ lý lịch (profile hay là CV), nên nếu muốn biết cá nhân đó là con ai thì phải giở hồ sơ lý lịch ra, ở đó có hết các thông tin, chứ không phải xem qua CMND.

Đây không phải là sự vi phạm thô bạo, nhưng theo Phó Cục trưởng An, những quy định đó sẽ làm ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. “Tôi nghĩ, cần thiết phải đưa đặc điểm riêng của nhân thân chứ không nên đi sâu vào khía cạnh gia đình. Sẽ có những hệ lụy như cha, mẹ vi phạm pháp luật mà dư luận đã nêu tên rộng rãi, nếu tên xuất hiện trên CMND thì trẻ xấu hổ, bị mọi người xa lánh hoặc thậm chí bỏ đi biệt xứ...”, ông An nói.

Từ những căn cứ trên, ông An nhấn mạnh: “Bản thân tôi là người làm công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em, tôi đề nghị không nên đưa thông tin về gia đình, cha, mẹ vào CMND mẫu mới đối với mọi người, nhất là trẻ em”.
 “Đối chiếu với Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em, mà Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á đã phê chuẩn, thì quy định nói trên của Bộ Công an đã vi phạm Điều 16 của Công ước này”, Phó Cục trưởng Nguyễn Trọng An nói.

Nhóm phóng viên

Đọc thêm