Công trình điện: Đầu tư 10, tiết kiệm 1 - dễ không?

(PLVN) - Để cấp điện ổn định cho 10 triệu khách hàng ở miền Bắc, mỗi năm ngành Điện phải chi đầu tư xây dựng lên tới hàng chục ngàn tỷ đồng, với yêu cầu công trình phải đảm bảo độ tin cậy cấp điện, nhưng phải tiết kiệm vốn đầu tư.

Năm 2020, tính riêng EVNNPC, chi phí đầu tư xây dựng đã hơn 19.000 tỷ đồng.
Năm 2020, tính riêng EVNNPC, chi phí đầu tư xây dựng đã hơn 19.000 tỷ đồng.

Địa bàn và khách hàng của EVN ở miền Bắc lớn nhất cả nước, với sản lượng điện thương phẩm năm ngoái đạt 70 tỷ kWh. Năm nay - 2020, đích ngắm của chỉ tiêu này là 77 tỷ kWh.

Để con số nói trên tiếp tục tăng trưởng, có nghĩa mức đầu tư cho các công trình điện cũng phải tăng, qua đó sẽ giúp nâng cao nâng cao độ tin cậy cung cấp điện và hiệu quả lưới điện, đáp ứng yêu cầu phụ tải.

Một thống kê gần đây cho thấy, 5 năm qua, con số đầu tư xây dựng ở Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) tăng dần theo từng năm. Cụ thế, năm 2015, tổng kế hoạch vốn là 10.020 tỷ, năm 2016 là 13.236 tỷ, năm 2017 là 14.668 tỷ, năm 2018 là 16.201 tỷ… Nhờ đó, mà mỗi năm đã có thêm hàng chục công trình được khởi công và đóng điện trên toàn miền Bắc, góp phần phục vụ tốt hơn hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Hiện tại, nhu cầu đầu tư trong ngành Điện tăng, nhưng các tiêu chí về tối ưu hóa hoạt động đầu tư của ngành này không hề giảm. Điều đó khiến các chủ đầu tư phải cân nhắc, tính toán khi tiêu tiền. Chẳng hạn ở EVNNPC năm 2020 dự kiến chi cho đầu tư xây dựng hơn 19.000 tỷ, nhưng mục tiêu tiết kiệm đầu tư được yêu cầu phải đạt con số 10% căn cứ theo giá trị quyết toán so với tổng mức đầu tư được duyệt.

Một chỉ tiêu mà nếu như trước đó “anh” không có các giải pháp căn cơ, bài bản trong công tác quản lý đầu tư từ thiết kế, dự toán đến đấu thầu… thì để đạt được con số đó không phải là điều đơn giản”, một chuyên gia am hiểu lĩnh vực kinh tế năng lượng nhận định.

Lựa chọn nhà thầu thi công tốt, vật tư đầu vào quản lý chặt... sẽ giúp tiết kiệm vốn trong đấu tư công trình điện.
 Lựa chọn nhà thầu thi công tốt, vật tư đầu vào quản lý chặt... sẽ giúp tiết kiệm vốn trong đấu tư công trình điện.

Được biết, đến thời điểm này, ở EVNNPC đã chuẩn hóa xong bộ quy trình thẩm tra, nội dung trình tự các bước thẩm tra thiết kế - dự toán để áp dụng thống nhất trong toàn Tổng công ty khi tiến hành đóng điện. Ngoài ra, các phần mềm về đầu tư xây dựng cũng liên tục được cập nhất và hỗ trợ đắc lực cho các đơn vị tham mưu, thực hiện chức năng đại diện chủ đầu tư xây dựng công trình.

Theo đó, khi đòi hỏi về tối ưu hóa chi phí đầu tư xây dựng nâng lên, thì công tác lựa chọn nhà thầu và chất lượng vật tư thiết bị đưa vào công trình cũng phải được quản chặt. Đặc biệt, yếu tố công khai minh bạch trong đấu thầu phải được coi trọng, và thực tế cho thấy từ năm 2018 đến nay là thời điểm EVNNPC đẩy mạnh công tác đấu thầu qua mạng tại các đơn vị.

Vì thế, có thời điểm EVNNPC đã tiến hành đấu thầu qua mạng đạt hơn 1.100 gói thầu/năm, vượt chỉ tiêu EVN giao cũng như quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Chỉ riêng với hình thức đấu thầu rộng rãi này, có năm doanh nghiệp đã tiết kiệm được chi phí tới 5%.

“Năm 2020, EVNNPC sẽ quyết liệt để hoàn thành kế hoạch đầu tư xây dựng, trong đó chú trọng tiến độ chất lượng xây dựng các công trình lưới điện để đảm bảo sản xuất kinh doanh và điều tiết phụ tải. Đặc biệt, các dự án chống quá tải lưới điện trung thế phải được hoàn thành trước 30/4/2020; đồng thời thực hiện tiết kiệm vốn đầu tư 10% căn cứ theo giá trị quyết toán so với tổng mức đấu tư được duyệt”, Chủ tịch EVNNPC Thiều Kim Quỳnh nhấn mạnh trong Chỉ thị về kế hoạch công tác năm 2020 gửi các đơn vị thành viên.

EVNNPC hướng tới những mục tiêu nào trong năm 2020?

Điện thương phẩm: 77 tỷ kWh, tăng trưởng 9,95% so với năm 2019. Tổn thất điện năng: 4,85%. Chỉ số tiếp cận điện năng: ≤ 5 ngày làm việc. Điểm hài lòng khách hàng: cao hơn 8,08 điểm. Các chỉ tiêu về dịch vụ khách hàng đạt kết quả cao hơn năm 2019. Chỉ tiêu độ tin cậy cung cấp điện: MAIFI: 2,0 lần; SAIDI: 1.940 phút; SAIFI: 12,0 lần.

Đọc thêm