Cựu chiến binh băn khoăn trước thông tin thu hẹp diện được vay vốn

Sau khi Báo PLVN phản ánh những nội dung liên quan đến Nghị định 78/2002/NÐ-CP của Chính phủ về tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác (NĐ 78), nhiều độc giả đã có ý kiến đóng góp. Chúng tôi xin đăng ý kiến trao đổi của Phó chủ tịch Thường trực Hội Cựu chiến binh Việt Nam Phạm Hữu Bồng về vấn đề này.

Sau khi Báo PLVN phản ánh những nội dung liên quan đến Nghị định 78/2002/NÐ-CP của Chính phủ về tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác (NĐ 78), nhiều độc giả đã có ý kiến đóng góp. Chúng tôi xin đăng ý kiến trao đổi của Phó chủ tịch Thường trực Hội Cựu chiến binh Việt Nam Phạm Hữu Bồng về vấn đề này.

sfbdzd

Ông Phạm Hữu Bồng

Ông Phạm Hữu Bồng cho biết: Đối với cựu chiến binh (CCB) khi chiến tranh kết thúc, họ trở về với 2 bàn tay trắng, sức khỏe bị suy giảm, trên người mang đầy những thương tích. Phần lớn trong số họ không có khả năng lao động hoặc làm các công việc nặng nhọc, vì thế cuộc sống rất nghèo khó. Tuy nhiên, với quyết tâm vượt khó, tự lực, tự cường, phát huy truyền thống Bộ đội cụ Hồ, họ đã không ngừng vươn lên. Và trong hoàn cảnh đó, nguồn vốn chính sách của NHCSXH cho vay thực sự trở thành “cứu cánh” cho họ trong quá trình xóa đói, giảm nghèo.

Có thể nói, NHCSXH đã và đang là người bạn đồng hành tin cậy trong quá trình xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm cho các CCB và gia đình chính sách. Đó thực sự là nguồn lực quan trọng giúp CCB làm kinh tế, nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo, tham gia phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương.

Hiện, Hội Cựu chiến binh Việt Nam đang nhận ủy thác cho vay 12 chương trình của NHCSXH như cho vay hộ nghèo, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, hộ dân tộc thiểu số có đời sống khó khăn; làm nhà ở; cho vay thương nhân vùng khó khăn,... Song điều đáng quan tâm là từ nguồn vốn vay đó, nhiều cựu chiến binh không chỉ làm giàu cho bản thân mà còn tham gia tổ chức góp vốn cho nhau vay phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Nhờ đó, đã có gần 200.000 lao động là CCB, con em gia đình chính sách có việc làm ổn định.

Đến nay, tổng dư nợ của 12 chương trình lên tới 13.000 tỷ đồng, trong đó lớn nhất là cho vay học sinh - sinh viên đạt gần 4.000 tỷ đồng; hộ nghèo 5.000 tỷ đồng; sản xuất kinh doanh vùng khó khăn xấp xỉ 1.600 tỷ đồng; nước sạch hơn 992 tỷ đồng... Trong đó, đối tượng vay là hộ nghèo chiếm tới 30%. Số thành viên bình quân trong tổ tiết kiệm và vay vốn tăng từ 31 lên 33 người. Mức cho vay bình quân/hộ tăng từ 10,22 triệu đồng lên 12,53 triệu đồng.

* Hiện, Bộ Tài chính đang có dự thảo nghị định mới thay thế NĐ 78. Với tư cách là đơn vị được hưởng lợi từ NĐ 78, theo ông có cần thiết phải thay thế hay không?

- Tính ưu việt và hiệu quả NĐ 78 về tín dụng chính sách đã được khẳng định và đang phát huy hiệu quả trong cuộc sống, góp phần làm thay đổi bộ mặt ở nông thôn, được nhân dân đồng tình. Vì vậy, theo tôi chưa nên dự thảo một NĐ mới thay thế NĐ 78 mà chỉ cần điều chỉnh, bổ sung một số điều cho phù hợp. Nội dung dự thảo NĐ mới thay thế NĐ 78 còn nhiều băn khoăn và ý kiến khác nhau, chưa tạo được sự đồng thuận.

Cụ thể, có một số điểm sau đây mà tôi cho rằng NĐ mới khi thay thế NĐ 78 sẽ có nhiều băn khoăn. Thứ nhất, tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới làm cho hộ nghèo tăng lên trung bình 15%, thậm chí nhiều nơi khó khăn tỷ lệ nghèo còn cao hơn lên tới 30-35%, đồng thời với đó là tỷ lệ hộ cận nghèo cũng tăng cao.

Trên thực tế, kết quả xóa đói giảm nghèo của nước ta chưa bền vững, tỷ lệ hộ tái nghèo cao. Chỉ sau một đợt thiên tai, dịch bệnh nông dân lại trắng tay nhất là vào thời điểm mà những diễn biến về khí hậu thời tiết như hiện nay. Thứ hai, lạm phát tăng, thu nhập thực tế giảm không đuổi kịp tốc độ tăng giá làm cho mục tiêu giảm nghèo 2% năm nay có thể bị phá vỡ.

Thứ ba, dự thảo NĐ mới sẽ bỏ bớt một số chương trình cho vay. Cụ thể chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, nếu vậy thì làm sao thực hiện được Chương trình xây dựng nông thôn mà Chính phủ đang triển khai; rồi không cho vay HSSV thuộc gia đình khó khăn khi gặp rủi ro, gia đình có 2 con học đại học, cao đẳng, trong tình hình lạm phát giá cả như hiện nay, việc điều chỉnh này sẽ khiến ước mơ đến trường của nhiều cháu không thực hiện được...

Thứ tư, nước ta đang hội  nhập sâu rộng với thế giới, một bộ phận là những người có hoàn cảnh khó khăn sẽ rất dễ bị tổn thương, trong khi Dự thảo mới lại thu hẹp đối tượng được vay tín dụng chính sách từ 12 xuống còn 3, như thế sẽ vô tình khiến cho một bộ phận người dân gặp rất nhiều khó khăn hơn nữa...

Đó thực sự là những vấn đề còn băn khoăn và chưa đồng thuận khi Bộ Tài chính soạn thảo một dự thảo nghị định mới thay thế NĐ 78.

* Với dự thảo nghị định mới, sẽ có một bộ phận không nhỏ là các CCB không được tham gia vay vốn chính sách, ảnh hưởng tới cuộc sống. Hội Cựu chiến binh Việt Nam có kiến nghị gì xung quanh vấn đề này?

- Riêng với Hội Cựu chiến binh Việt Nam, khi có thông tin Bộ Tài chính đưa ra dự thảo NĐ mới thay thế NĐ 78, chúng tôi đã lấy ý kiến của các tỉnh, thành hội đại diện cho các vùng miền khu vực trong cả nước. Qua đó, các cấp hội đều bày tỏ sự lo ngại, băn khoăn khi thu hẹp các đối tượng được thụ hưởng chính sách trong tình hình còn nhiều khó khăn, nhất là tình trạng tái nghèo và con cái của các gia đình vùng nghèo khi gặp khó khăn đột xuất không được vay vốn để tiếp tục đi học, xuất khẩu lao động, đặc biệt là CCB, quân nhân xuất ngũ trở về địa phương...

Vì vậy, chúng tôi cho rằng, không nên thay thế NĐ 78 khi mà bản thân nó vẫn đang phát huy hiệu quả và tạo được những tác động to lớn tới an sinh xã hội của đất nước.

* Xin cảm ơn ông

Thúy Nga (thực hiện)

Đọc thêm