Đà Nẵng phát hiện 3 trường hợp nhận quà trái quy định

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Việc phát hiện tham nhũng tại Đà Nẵng vẫn chủ yếu qua công tác điều tra, truy tố và xét xử.
Đà Nẵngp hát hiện tham nhũng từ giám sát, tự kiểm tra nội bộ chưa hiệu quả.
Đà Nẵngp hát hiện tham nhũng từ giám sát, tự kiểm tra nội bộ chưa hiệu quả.

UBND TP Đà Nẵng vừa có báo cáo về công tác phòng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 6 tháng đầu năm 2023.

Cụ thể, qua hoạt động giám sát, tự kiểm tra nội bộ, chưa phát hiện vụ việc có dấu hiệu tham nhũng, qua thanh tra chưa phát hiện vụ việc có dấu hiệu tham nhũng và qua công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo cũng chưa phát hiện vụ việc tham nhũng.

Tuy nhiên, qua kết quả điều tra, truy tố, xét xử các vụ tham nhũng, tổng số vụ tham nhũng trong phạm vi theo dõi, quản lý của UBND TP Đà Nẵng là 6 vụ với 21 bị can. Trong đó, cơ quan Cảnh sát điều tra đã khởi tổ 4 vụ với 13 bị can, còn 2 vụ với 8 bị can được phát hiện, khởi tố trong năm 2022 hiện vẫn đang điều tra, truy tố. Tổng số tiền tham nhũng gần 30,3 tỷ đồng và đã tạm giữ, thu hồi gần 20 tỷ đồng.

Ngoài ra, trong 6 tháng đầu năm 2023, Đà Nẵng cũng đã xử lý trách nhiệm của 1 trường hợp người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu vì để xảy ra tham nhũng tại tổ chức, cơ quan, đơn vị mình quản lý.

Đồng thời, năm 2022 có 3 trường hợp nhận quà trái quy định bị cơ quan CSĐT phát hiện và đã nộp lại quà tặng trị giá hơn 76 triệu đồng. Trong kỳ, Đà Nẵng đã xử lý kỷ luật 2 công chức, viên chức, 1 trường hợp chưa xử lý kỷ luật vì đang nuôi con nhỏ.

Ngoài ra, trong năm 2023, Công an Đà Nẵng đã phát hiện và khởi tố vụ án tham nhũng tại Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng với 4 bị can. Số tiền thiệt hại 136 tỷ đồng, đã thu hồi 124 tỷ đồng.

Theo UBND TP Đà Nẵng, tình hình tham nhũng trong thời gian tới có thể có diễn biến phức tạp. Tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc để vụ lợi "tham nhũng vặt" ở một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức có thể còn diễn ra ở một số đơn vị, địa phương. Do đó, trong tình hình hiện nay cần tăng cường các giải pháp phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng ở các lĩnh vực như: Quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản; đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản công; quản lý các dự án có nguồn vốn từ ngân sách, vốn kinh doanh của đơn vị nhà nước, dịch vụ công; công tác tổ chức cán bộ cũng cần được quan tâm chú ý vì đây cũng là lĩnh vực nhạy cảm, dễ nảy sinh hành vi tiêu cực tham nhũng.

Đọc thêm