Theo Sở TN&MT TP Đà Nẵng, xói lở bờ biển tại khu vực bờ biển Hoàng Sa - Võ Nguyên Giáp - Trường Sa thường xuất hiện vào những ngày có thời tiết cực đoan như bão, áp thấp nhiệt đới không khí lạnh hoạt động mạnh gây sóng to, gió mạnh và nước dâng trong bão, áp thấp nhiệt đới, trùng với thời kỳ hoạt động mạnh của gió mùa Đông Bắc ảnh hưởng trực tiếp đến bờ biển Đà Nẵng. Qua kiểm tra thực tế, Sở TNMT TP Đà Nẵng ghi nhận có 6 khu vực bị xói lở.
Cụ thể, khu vực đối diện ngã ba đường Hồ Thấu với Võ Nguyên Giáp; phía sau dãy nhà hàng Phước Mỹ 2 đến nhà hàng Mỹ Hạnh; từ ngã ba Võ Văn Kiệt đến trước Khách sạn Grand Tourane; từ Bãi tắm số 9 đến trước khách sạn Mường Thanh; Ngã ba Võ Nguyên Giáp – Hoàng Kế Viêm (trước khách sạn Holiday); bãi tắm Sơn Thủy.
Sạt lở nghiêm trọng bãi biển Đà Nẵng thời gian qua |
Sạt lở làm hư hỏng vỉa hè đường |
Tại các khu vực bị xói lở, nước biển có xu hướng xói sâu vào, hình thành những vũng xoáy, ăn sâu vào bãi cát. Những vũng xoáy này thường xuyên bị dịch chuyển theo thời gian. Hiện tượng này từng xuất hiện trong các năm 2017-2018 và tiếp tục trong thời gian từ cuối tháng 12/2020 đến đầu tháng 1/2021.
Ông Võ Nguyên Chương - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Đà Nẵng cho biết, qua nghiên cứu trong những năm qua, sạt lở này là hiện tượng tự nhiên, theo chu kỳ và trong khả năng kiểm soát. Trước mắt, Sở TN&MT TP Đà Nẵng tiếp tục thực hiện công việc kiểm tra, theo dõi thường xuyên, cập nhật số liệu về hiện tượng để gửi báo cáo UBND thành phố có các biện pháp xử lý phù hợp cho từng người thời gian cụ thể.
Ông Võ Nguyên Chương, Phó giám đốc Sở TN&MT TP. Đà Nẵng thông tin về giải pháp giảm sạt lở bờ biển Đà Nẵng |
Đối với các khu vực có công trình ảnh hưởng (Vỉa hè đường Võ Nguyên Giáp trước ngã ba Hồ Thấu, khu vực bãi tắm Sơn Thủy), các cơ sở liên kết đang triển khai theo chỉ đạo của UBND thành phố. Đồng thời tuyên truyền, khuyến cáo cho các hộ kinh doanh trên bãi biển chỉ thực hiện các công trình, các cơ sở vật chất có tính chất cơ bản để dễ dàng di chuyển để hạn chế thiệt hại khi có hiện tượng xây dựng bờ biển. Tuyên truyền, biển báo để khuyến cáo cho người dân, du khách không tắm biển tại các khu vực để xây dựng bảo đảm an toàn vì các khu vực này.
Hàng quán kinh doanh bị đe dọa |
Riêng đối với các hộ dân kinh doanh bị ảnh hưởng do sạt lở, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP Đà Nẵng khuyến cáo người dân cần chủ động thích nghi, chuyển đổi để phù hợp với điều kiện thực tế. "Về lâu dài, Sở TNMT đã đề xuất UBND TP. Đà Nẵng nhận định cần đánh giá tổng thể, đảm bảo cơ sở khoa học, đặc biệt chú trọng đến biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan xuất hiện trong thời gian gần đây, nhất là các yếu tố tác động khác trong mối quan hệ vùng, khu vực có nguy cơ gây sạt lở nghiêm trọng để có giải pháp nhằm chủ động giảm thiểu tiêu cực từ hiện tượng sạt lở nêu trên", ông Võ Nguyên Chương nói.
Trước đó, PLVN đưa tin, thời gian qua, bờ biển dọc tuyến đường Hoàng Sa - Võ Nguyên Giáp - Trường Sa thuộc địa bàn 2 quận Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) liên tiếp xảy ra tình trạng bị xói lở nghiêm trọng gây nhiều nguy cơ cho các hộ kinh doanh dọc khu vực trên.