Đại biểu Quốc hội lại đề nghị sáp nhập địa giới tỉnh, thành phố

(PLO) -  Tại phiên thảo luận về kinh tế- xã hội sáng nay (26/10), ĐBQH Tạ Văn Hạ (Bạc Liêu) cho rằng, việc tinh gọn gọn bộ máy không thể làm được ngày một ngày hai cùng với việc ngân sách phải chi cho chi thường xuyên 60% là quá lớn. Do đó, Chính phủ cần nghiên cứu đề nghị sáp nhập địa giới một số tỉnh, thành phố.
ĐB Tạ Văn Hạ (Bạc Liêu) đề nghị
ĐB Tạ Văn Hạ (Bạc Liêu) đề nghị

Bộ máy còn cồng kềnh

ĐB Hạ đánh giá, việc đổi mới sắp xếp bộ máy còn chậm. Bộ máy vẫn còn còn cồng kềnh, chưa tình giản được đối tượng có đạo đức công vụ, trình độ yếu kém. Ngân sách dành cho chi lương, chi trả lương còn lớn.

Theo ông Hạ, quyết tâm của Chính phủ đã lên cao, hành động đã quyết liệt nhưng việc tinh gọn gọn bộ máy không thể làm được ngày một ngày hai.

Cứ đà ngân sách nhà nước phải chi cho chi thường xuyên 60%, số tiền còn lại cho quốc phòng an ninh, còn đâu để đầu tư phát triển, theo ông Hạ thì ngân sách nhà nước, tiền thuế của dân không thể chịu nổi.

Sáp nhập là giải pháp hiệu quả nhất? 

Dẫn chứng từ các nước bạn, ông Hạ cho biết, số đơn vị hành chính cấp tỉnh của các nước cũng còn rất ít. Trong khi đó, nước ta từ khi bước vào đổi mới 1986, cũng chỉ có 44 đơn vị hành chính cấp tỉnh thành phố. Cạnh đó, như Hà Nội, tổng kết lại sau 10 năm mở rộng thì Thủ đô có bước phát triển mạnh mẽ với nhiều thành tựu to lớn.

Từ thực tiễn nêu trên, ông Hạ đề nghị Chính phủ ngoài các giải pháp hiện có, nghiên cứu tham mưu với Đảng, Quốc hội, xem xét điều chỉnh, sáp nhập địa giới tỉnh, thành phố.

“Nếu quyết tâm cao, đây là giải pháp hiệu quả nhất, hoàn thành đổi mới sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế, theo tinh thần Nghị quyết 18”, ông Hạ nhấn mạnh.

Cùng quan, ĐB Phạm Xuân Thăng (Hải Dương) cho biết, nêu thực tế: Việc tinh giản biên chế khó đạt mục tiêu giảm tối tiểu 10% từ nay đến năm 2021. Số đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ cả về tài chính và chi thường xuyên mới chiếm 0,2%.

Tổ chức bộ máy bên trong của một số bộ, cơ quan bộ thuộc chính phủ và cơ quan chuyên môn thuộc UBND còn nhiều đầu mối , nhiều tầng nấc, chưa tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả . Việc xã hội hóa, giao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập còn hạn chế, việc sắp xếp tổ chức bộ máy chưa thật sự quyết liệt...

ĐB Phạm Xuân Thăng (Hải Dương)
ĐB Phạm Xuân Thăng (Hải Dương)

Theo ông Thăng nguyên nhân là do việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về cải cách bộ máy hành chính của Nhà nước còn chậm. Nghị quyết 56 của Quốc hội đã nêu rõ, trong năm 2018, phải hoàn thành việc ban hành các văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, văn bản về chức năng, nhiệm vụ , cơ cấu tổ chức , cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện, văn bản về tiêu chí phân loại, điều kiện thành lập các đơn vị sự nghiệp công lập theo lĩnh vực... Tuy nhiên, gần hết năm 2018 mà nhiều văn bản chưa được ban hành.

ĐB Phạm Xuân Thăng đề nghị các cơ quan chức năng cần đẩy mạnh việc hoàn thiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy nhà nước; Sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước và quản lý biên chế, đặc biệt là Luật tổ chức Quốc hội, Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức chính quyền địa phương, Luật công chức, luật viên chức ... để làm cơ sở pháp lý cho việc cải cách bộ máy nhà nước, các chủ trương về nhất thể hóa một số chức danh, nhất là việc hợp nhất một số cơ quan Đảng, cơ quan nhà nước có chức năng, nhiệm vụ tương đồng.

Đọc thêm