Đại dịch COVID-19 'chắc chắn chưa kết thúc'

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo hôm 22/5, mặc dù số ca nhiễm mới được báo cáo đã giảm kể từ đỉnh dịch do biến chủng omicron.
Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus (trái), Tổng Giám đốc WHO, nói chuyện với một nhân viên trong ngày họp đầu tiên của Đại hội đồng Y tế Thế giới lần thứ 75 tại trụ sở Châu Âu của Liên hợp quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, ngày 22/5/2022. Ảnh: Keystone qua AP
Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus (trái), Tổng Giám đốc WHO, nói chuyện với một nhân viên trong ngày họp đầu tiên của Đại hội đồng Y tế Thế giới lần thứ 75 tại trụ sở Châu Âu của Liên hợp quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, ngày 22/5/2022. Ảnh: Keystone qua AP

Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói với các chính phủ rằng "chúng ta hạ thấp cảnh giác trước nguy cơ của chúng ta".

Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus phát biểu trước các quan chức tại cuộc họp thường niên của WHO ở Geneva: “Việc giảm xét nghiệm và giải trình tự gen có nghĩa là chúng ta đang tự "làm mờ mắt" trước sự phát triển của virus”. Ông cũng lưu ý, gần 1 tỷ người ở các quốc gia có thu nhập thấp hơn vẫn chưa được tiêm chủng.

Trong một báo cáo hàng tuần về tình hình toàn cầu hôm 19/5, WHO cho biết số ca nhiễm COVID-19 mới dường như đã ổn định sau nhiều tuần giảm kể từ cuối tháng Ba, trong khi tổng số ca tử vong hàng tuần giảm.

Mặc dù đã có nhiều tiến bộ, với 60% dân số thế giới được tiêm chủng, “mọi việc sẽ không kết thúc cho đến khi việc tiêm chủng được triển khai ở khắp mọi nơi”, ông Tedros nói.

Ông nói thêm: “Các trường hợp nhiễm COVID-19 mới được báo cáo đang gia tăng ở gần 70 quốc gia trong tất cả các khu vực và điều này xảy ra trong một thế giới mà tỷ lệ xét nghiệm đã giảm mạnh. Các trường hợp tử vong được báo cáo đang gia tăng ở châu Phi, châu lục có tỷ lệ tiêm chủng thấp nhất, và chỉ có 57 quốc gia (hầu hết đều là những quốc gia giàu) đã tiêm phòng cho 70% người dân của họ".

Theo Tổng Giám đốc WHO, trong khi nguồn cung cấp vaccine trên thế giới đã được cải thiện, thì vẫn “không đủ cam kết chính trị để triển khai vaccine” ở một số quốc gia, sự thiếu hụt về “năng lực hoạt động hoặc tài chính” ở những quốc gia khác khiến việc tiêm vaccine bị hạn chế.

“Nhìn chung, chúng tôi thấy sự chần chừ về tiêm vaccine do thông tin sai lệch. Đại dịch sẽ không biến mất một cách kỳ diệu, nhưng chúng ta có thể kết thúc nó (với việc triển khai diện rộng việc tiêm vaccine)", ông Tedros nói.

Dự kiến ông Tedros ​​sẽ được bổ nhiệm cho nhiệm kỳ 5 năm thứ hai vào tuần này tại Đại hội đồng Y tế Thế giới, cuộc họp thường niên của các nước thành viên của WHO.