Cho đến hôm nay, nhà phê bình Chang Hsien-yi luôn tự nhủ rằng ông chưa hề có ý nghĩ hối tiếc về những việc đã qua.
Tham vọng hạt nhân
Trong ngôi nhà ở tiểu bang Idaho (Mỹ), ông lão 73 tuổi nói với giọng đầy bình thản: “Nếu như tôi có thể làm điều đó một lần nữa, tôi sẽ không từ chối”. Nguyên đại tá quân đội từng sống ở Đài Loan vào thời điểm năm 1988 trước khi đào thoát sang Mỹ lần đầu tiên đồng ý trả lời phỏng vấn của truyền thông Anh về thời gian làm việc ở Đài Loan.
Đài Loan đã tách rời với Trung Quốc đại lục sau cuộc nội chiến Trung Quốc vào năm 1949. Khi Tưởng Kinh Quốc chết, Mỹ nghĩ rằng tướng Hác Bá Thôn (Hau Pei-tsun), sẽ kế nhiệm. Người Mỹ sợ tiến trình “hỗ trợ bằng vũ khí hạt nhân” của Đài Loan là sẽ dùng tham vọng hạt nhân nhằm phòng ngừa một cuộc chạy đua vũ trang trong vùng.
|
Ông Chang và một trong 3 người con ở Đài Loan trước khi đào tẩu sang Mỹ |
Người Mỹ bí mật chỉ đích danh ông Chang Hsien-yi là người phải tự động dừng chương trình hạt nhân của Đài Loan. Khi được CIA tuyển dụng vào đầu thập niên 1980, ông Chang đang là Phó giám đốc Viện nghiên cứu năng lượng hạt nhân Đài Loan (INER), đơn vị chịu trách nhiệm chính trong chương trình vũ khí hạt nhân.
Là một trong những nhà khoa học hạt nhân chủ chốt, Chang có một cuộc sống cao cấp với mức lương khá hấp dẫn. Nhưng Chang kể rằng ông đã bắt đầu bị thẩm vấn về việc liệu Đài Loan có hay không có một loại vũ khí hạt nhân và chúng có thể sẽ gây ra một thảm họa kiểu Chernobyl vào năm 1986, thời Liên Xô cũ. Chang bị người Mỹ thuyết phục rằng nếu ngừng chương trình hạt nhân sẽ “tốt cho nền hòa bình, và duy trì vững chắc mới quan hệ giữa Đài Loan với Trung Quốc đại lục”.
|
Xí nghiệp 221 từng là một cơ sở nghiên cứu và thử nghiệm quả bom nguyên tử đầu tiên của Trung Quốc |
Ông Chang phân trần: “Sự khuyên can của người Mỹ hoàn toàn phù hợp rất nhiều với suy nghĩ của tôi tại thời điểm đó. Nhưng lý do quan trọng nhất khiến tôi đi tới sự đồng ý là họ (người Mỹ) đã tạo ra những nỗ lực tốt nhất nhằm đảm chắc sự an toàn của tôi”. Chang quyết định đem cả gia đình sang Mỹ.
Kế hoạch bỏ chạy
Vào lúc đó, các quan chức quân sự không thể rời Đài Loan mà không được sự cho phép. Vì thế, ông Chang Hsien-yi lên kế hoạch gửi vợ và 3 con sang Nhật trước với danh nghĩa là đi nghỉ mát. Vợ ông Chang, bà Betty, nhớ lại không hề có bất kỳ manh mối nào về cuộc sống “hai mang” của ông xã.
|
Hai vợ chồng nhà khoa học Chang Hsien-yi được cấp nhà khi đặt chân đến Mỹ |
Bà Betty chỉ biết là chồng bà đang được phía Mỹ chấp thuận cho một công việc tương tự tại Mỹ. “Ông nhà nói với tôi rằng đó là một bài thử nghiệm rằng làm thế nào cả nhà tôi có thể rời khỏi Đài Loan, chúng tôi có thể mang được bao nhiêu hành lý”.
Bà Chang rời Đài Loan vào ngày 8/1/1988 với các con, 4 mẹ con rất hứng thú khi được viếng thăm công viên Tokyo Disneyland. Một số ngày sau đó, ông Chang bắt máy bay sang Mỹ bằng cách sử dụng tấm hộ chiếu giả do CIA cung cấp, cùng một số tiền mặt và của cải cá nhân.
Trái ngược với các báo cáo trước đó, ông Chang khẳng định không hề mang bất kỳ tài liệu nào khi rời khỏi Đài Loan. “Chính phủ Mỹ có đầy đủ bằng chứng, nhưng họ cần một ai đó – cá nhân tôi – để khẳng định tính xác thực của chương trình”.
|
Gần đây ông Chang đã công bố một cuốn sách về đời mình |
Ở Tokyo, bà Betty Chang được một phụ nữ tiếp cận, trao cho bà Chang một lá thư từ ông xã. Đó cũng là thời khắc mà bà Chang đột nhiên ngộ ra chồng bà là gián điệp của CIA và đã “phản bội”. Không giấu nổi vẻ xúc động, bà Chang mắt ngấn lệ nhớ lại: “Lúc đó đọc xong thư, tôi thừ người: “Thôi xong, sẽ không còn có cơ hội nào để trở về lại Đài Loan, ngoài con đường từ Nhật sang Mỹ mà thôi. Tin tức đến nhanh và khiến tôi “sốc” quá đỗi. Tôi khóc sưng mắt khi biết rằng mình không thể về lại quê hương”.
Bốn mẹ con bà Chang bắt máy bay trực chỉ thành phố Seattle, đoàn tụ với chồng, cha. Hai vợ chồng Chang được cấp một ngôi nhà an toàn ở Virginia, vì ông Chang lo ngại các điệp viên Đài Loan hoặc các thành phần khác sẽ lần ra hành tung và ám sát ông. Chỉ trong vòng một tháng, Mỹ gây áp lực buộc Đài Loan chấm dứt chương trình hạt nhân bằng cách sử dụng tình báo và thu thập lời khai của Chang Hsien-yi.
|
Chương trình phát triển hạt nhân của Đài Loan hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng quân sự ở thủ đô Bắc Kinh |
Lên tiếng
Sau khi đào tẩu sang Mỹ, nhà khoa học Chang Hsien-yi đã chọn cách im lặng suốt hàng thập kỷ. Nhưng thời gian gần đây ông lại có ý định công bố hồi ký của mình mang tựa đề “Hạt nhân! Điệp viên? CIA: Hồ sơ của một cuộc phỏng vấn với Chang Hsien-yi”. Cuốn sách được chấp bút bởi học giả Chen Yi-shen và xuất bản hồi tháng 12/2016, tiết lộ cuộc đấu trí căng thẳng của Chang về quyết định đi hay ở lại Đài Loan.
Còn có một số lời ngợi khen về hành động dũng cảm của Chang trong việc ngăn ngừa một cuộc chiến tranh hạt nhân. Những người khác lại xem hành động của nhà khoa học Chang là từ chối quyền sử dụng vũ khí hạt nhân của Đài Loan trong việc tự phòng vệ và sống còn.
Ngay cả những thành viên của Đảng tiến bộ dân chủ Đài Loan (DPP) cũng chính thức phản đối việc phát triển các loại vũ khí và năng lượng hạt nhân. Liên quan đến hành động của Chang Hsien-yi, ông Wang Ting-yu, Chủ tịch của Phòng ngoại giao và ủy ban quốc phòng Đài Loan, phát biểu: “Bất kể quan điểm chính trị của quý vị như thế nào, nhưng khi quý vị phản bội thì đều không thể chấp nhận được. Tội này khó tha thứ!”.
|
Một số người chống lại chương trình hạt nhân của Đài Loan |
Về phần mình, cựu khoa học gia Chang Hsien-yi vẫn cho rằng tham vọng của các chính trị gia Đài Loan là dùng các loại vũ khí hạt nhân để quay lại thâu tóm Trung Quốc đại lục. Ông Chang tuyên bố rằng Phu nhân Tống Mỹ Linh, vợ của Tưởng Giới Thạch, mẹ kế của Tổng thống Tưởng Kinh Quốc, cùng một nhóm những người ủng hộ trung thành của họ Tưởng sẽ sát cánh bên bà Tống để đẩy mạnh phát triển vũ khí hạt nhân.
Mặc dầu vậy, ông Wang Ting-yu từ DPP tỏ ra hoài nghi, cho biết: "Chúng tôi hoàn toàn không tin vào miệng lưỡi “kẻ phản bội”, chúng tôi không tin những gì ông ấy (Chang Hsien-yi) tuyên bố”. Nhiều năm qua, mặc dù một số quan chức Đài Loan muốn khởi động lại chương trình hạt nhân nhưng y như rằng lần nào cũng bị phía Washington tìm cách phản đối.
Sau khi đào tẩu, Đài Loan đã liệt kê tên của Chang Hsien-yi là kẻ đào ngũ. Nhưng ngay cả khi lệnh bắt giữ Chang đã hết hiệu lực vào năm 2000 thì ông vẫn không trở lại quê hương, cũng như không có kế hoạch quay về. Chang không muốn đối mặt với những chỉ trích tại Đài Loan, cùng những tác động tiêu cực nếu gia đình ông hồi hương.
|
Gia đình ông Chang Hsien-yi trong bức ảnh năm 1995, chỉ vài năm sau họ đào thoát sang Mỹ |
Năm 1990, cả nhà ông Chang tái định cư ở tiểu bang Idaho, nơi ông Chang làm việc như một kỹ sư tư vấn và nhà khoa học tại Phòng thí nghiệm quốc gia Idaho của chính phủ Mỹ cho đến ngày ông nghỉ hưu vào năm 2013. Điều duy nhất khiến ông Chang ân hận là không thể nhìn mặt cha mẹ lần cuối khi họ tạ thế.
Dù sao, ông Chang vẫn nói rằng ông yêu quê hương theo cách riêng của mình: “Tôi là người Đài Loan, một người Hoa chính hiệu. Tôi không muốn nhìn thấy người Hoa ở đôi bờ eo biển Đài Loan bước vào một cuộc chiến huynh đệ tương tàn”…