Dầu khí: Kinh tế mũi nhọn phải 'nhọn' hơn

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Các hợp đồng dầu khí ngày càng ít đi, sản lượng khai thác dầu khí ngày càng suy giảm đang khiến những người hoạt động trong lĩnh vực Dầu khí Việt Nam “nóng ruột”, muốn sớm sửa đổi Luật Dầu khí để phù hợp với thực tiễn, “hút” được ngày một nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Dự kiến, dự án Luật Dầu khí (sửa đổi) sẽ được Quốc hội thảo luận, cho ý kiến lần đầu vào hôm nay (15/6).
Công trình dầu khí trên biển của PVN
Công trình dầu khí trên biển của PVN

Khai thác dầu khí ngày càng khó

Phát biểu tại buổi Toạ đàm “Hoàn thiện thể chế - Đòn bẩy cho ngành dầu khí phát triển” mới đây, ông Nguyễn Việt Sơn - Vụ trưởng Vụ Dầu khí và Than (Bộ Công Thương) cho biết, ngành dầu khí đã thể hiện được vai trò mũi nhọn trong việc bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, tăng trưởng kinh tế đất nước, bảo vệ an ninh, chủ quyền quốc gia trên biển và đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế đất nước.

Thống kê cho thấy, đến nay, ngành dầu khí đã khai thác được 420 triệu tấn dầu trong nước và 170 tỷ mét khối hát hiện trên thềm lục địa Việt Nam vào khoảng trên 1,5 tỷ mét khối quy dầu. Trữ lượng dầu khí có thể thu hồi còn lại khoảng 800 triệu mét khối yên này ngày càng khó khăn do các mỏ nằm ở vùng nước sâu, xa bờ, địa chất phức tạp.

Do đó, yêu cầu thực tiễn đặt ra là cần sửa luật để phù hợp với tình hình mới, giúp việc thăm dò, khai thác dầu khí được diễn ra thuận lợi hơn. Trong đó, việc làm sao tạo môi trường đầu tư lành mạnh, có tính cạnh tranh, hài hoà lợi ích giữa Nhà nước và DN đầu tư là những vấn đề đang được đặt ra.

Theo ông Nguyễn Quốc Thập - Phó Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam, sản lượng dầu khí đang suy giảm, nhưng chưa có cách sớm đưa các mỏ, nhất là mỏ cận biên để bù đắp. Trong khi đó, các dự án phát triển theo chuỗi đang gặp khó khăn, bởi phải tích hợp nhiều khung pháp lý, tích hợp rất nhiều luật, dẫn đến sự chậm trễ không mong muốn trong quá trình khai thác. Chính việc luật chồng chéo đã khiến việc đầu tư vào lĩnh vực dầu khí gặp khó khăn, khó thu hút các DN tư nhân, nhất là các DN dầu khí quốc tế lớn.

“Sửa Luật Dầu khí đang là yêu cầu bấp bách lúc này để ngành kinh tế mũi nhọn này phát huy được hết khả năng của mình, đóng góp tích cực hơn nữa cho nền kinh tế” - ông Thập nói.

Khuyến khích đầu tư tư nhân

Theo TS. Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, sửa Luật Dầu khí là rất cần thiết để tạo khung pháp lý rõ ràng hơn và phù hợp với bối cảnh mới. Theo ông Thành, Dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi) có riêng một chương mới quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền và nghĩa vụ của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).

“Đây là vấn đề khó khi Tập đoàn vừa ở vai Nhà nước, vừa ở vai doanh nghiệp. Làm thế nào để không “vừa đá bóng, vừa thổi còi” là việc không dễ dàng”, ông Thành nói và cho biết, trên thế giới có những mô hình khác nhau, cũng có những mô hình vừa đóng vai trò Nhà nước vừa đóng vai trò doanh nghiệp, cũng có mô hình thuần túy mang tính chất thị trường, tách biệt vai trò với Nhà nước.

“Dự thảo lần này tinh thần là sự kế thừa, PVN vẫn đóng vai trò như một DN Nhà nước và cũng có vai trò quản lý Nhà nước. Cần duy trì mô hình này trong 10 - 15 năm là hợp lý. Chúng ta cần tập trung nguồn lực để chỉnh lại chương này theo hướng chặt chẽ, có chuyển đổi căn bản”, ông Thành nói.

Ông Phan Đức Hiếu - Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết, khai thác dầu khí có những đặc thù riêng, tính rủi ro trong thăm dò cao nên cần có cơ chế ưu đãi. Bên cạnh những ưu đãi trực tiếp, cải thiện môi trường kinh doanh chính là ưu đãi thiết thực, công bằng nhất và dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi) đã làm rất tốt điều này.

Đáng chú ý, theo ông Hiếu, dự thảo Luật đã bổ sung một chương về điều tra cơ bản về dầu khí; trong đó nêu rõ Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động điều tra cơ bản và Nhà nước cung cấp ngân sách một phần. Đây là cơ chế mở, khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực dầu khí, lĩnh vực vốn thường bị hiểu là độc quyền của Nhà nước.

Đọc thêm