Dấu tích chùa cổ trên núi Thét

(PLVN) -  Tại khu vực núi Thét (xã Hải Lựu, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc) đã phát hiện dấu tích kiến trúc của một công trình tín ngưỡng, tôn giáo cổ. Theo người dân địa phương, tại đây từng tồn tại một ngôi chùa cổ từ thời Hậu Lê.
Dấu tích chùa cổ trên núi Thét
Hải Lựu là xã miền núi nằm ở phía Tây Bắc huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc. Phía Đông Bắc xã được chắn bởi dãy núi Thét, một nhánh ngang của địa hình núi Sáng (thuộc sơn hệ Tam Đảo hùng vĩ). Những bằng chứng về địa chất, khảo cổ, các tín ngưỡng nguyên thủy, hội hè, phong tục tập quán đều cho thấy khu vực núi Thét nói riêng, địa bàn Sông Lô – Lập Thạch nói chung là vùng đất cổ. Hải Lựu cũng nổi tiếng với Lễ hội Chọi Trâu gắn với truyền thuyết về Thừa tướng Lữ Gia, tương truyền có từ thế kỷ thứ II trước công nguyên. Trong ảnh: Người dân theo đường mòn lên núi lễ Phật.

Hải Lựu là xã miền núi nằm ở phía Tây Bắc huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc. Phía Đông Bắc xã được chắn bởi dãy núi Thét, một nhánh ngang của địa hình núi Sáng (thuộc sơn hệ Tam Đảo hùng vĩ). Những bằng chứng về địa chất, khảo cổ, các tín ngưỡng nguyên thủy, hội hè, phong tục tập quán đều cho thấy khu vực núi Thét nói riêng, địa bàn Sông Lô – Lập Thạch nói chung là vùng đất cổ. Hải Lựu cũng nổi tiếng với Lễ hội Chọi Trâu gắn với truyền thuyết về Thừa tướng Lữ Gia, tương truyền có từ thế kỷ thứ II trước công nguyên. Trong ảnh: Người dân theo đường mòn lên núi lễ Phật.

Trong bài viết “Đất cổ Lập Thạch” có nêu thông tin: trong đợt kiểm kê di tích toàn tỉnh năm 1965, đã phát hiện “Trên núi Thét ở xã Hồng Phong (xã Hải Lựu bây giờ) có một hang đá; trong hang có nhiều mảnh gốm rất xưa, có thể là nơi cư trú của người nguyên thủy”. Ảnh: Một hang đá trên núi Thét.

Trong bài viết “Đất cổ Lập Thạch” có nêu thông tin: trong đợt kiểm kê di tích toàn tỉnh năm 1965, đã phát hiện “Trên núi Thét ở xã Hồng Phong (xã Hải Lựu bây giờ) có một hang đá; trong hang có nhiều mảnh gốm rất xưa, có thể là nơi cư trú của người nguyên thủy”. Ảnh: Một hang đá trên núi Thét.

Theo kết quả khảo sát của cơ quan chức năng vào năm 2015 thì trên khu vực núi Thét có 3 địa điểm phát hiện những dấu tích vật liệu kiến trúc và đồ dùng sinh hoạt của công trình tín ngưỡng cổ. Tại các địa điểm này đều có những cấp nền được kè bằng đá chắc chắn, đồng thời cũng phát hiện nhiều mảnh ngói mũi, đồ dùng sinh hoạt như bát, lon sành, đặc biệt trong số đó có các mảnh trang trí của một ngôi tháp cổ…

Theo kết quả khảo sát của cơ quan chức năng vào năm 2015 thì trên khu vực núi Thét có 3 địa điểm phát hiện những dấu tích vật liệu kiến trúc và đồ dùng sinh hoạt của công trình tín ngưỡng cổ. Tại các địa điểm này đều có những cấp nền được kè bằng đá chắc chắn, đồng thời cũng phát hiện nhiều mảnh ngói mũi, đồ dùng sinh hoạt như bát, lon sành, đặc biệt trong số đó có các mảnh trang trí của một ngôi tháp cổ…

Đáng chú ý, ở phía Đông Bắc của cấp nền thứ nhất có một bệ đá bằng phẳng (ảnh), được đục các bậc lên, xuống. Phần chính giữa có đục lõm xuống khoảng 1,5cm, đường kính 15cm. Theo phỏng đoán đây có thể là nơi đặt bát hương, tiến hành các nghi lễ.

Đáng chú ý, ở phía Đông Bắc của cấp nền thứ nhất có một bệ đá bằng phẳng (ảnh), được đục các bậc lên, xuống. Phần chính giữa có đục lõm xuống khoảng 1,5cm, đường kính 15cm. Theo phỏng đoán đây có thể là nơi đặt bát hương, tiến hành các nghi lễ.

Tại các cấp nền còn phát hiện các tảng kê chân cột bằng đá (ảnh). Dựa vào các hiện vật thu được trong quá trình khảo sát, ngành chức năng bước đầu nhận định đây là dấu tích của một ngôi chùa có quy mô khá lớn. Theo đó, địa điểm thứ nhất có thể là khu vực nhà tam quan hoặc nhà ở các nhà tu hành, địa điểm thứ hai là khu vực bếp và địa điểm thứ ba là khu vực nền chùa chính.

Tại các cấp nền còn phát hiện các tảng kê chân cột bằng đá (ảnh). Dựa vào các hiện vật thu được trong quá trình khảo sát, ngành chức năng bước đầu nhận định đây là dấu tích của một ngôi chùa có quy mô khá lớn. Theo đó, địa điểm thứ nhất có thể là khu vực nhà tam quan hoặc nhà ở các nhà tu hành, địa điểm thứ hai là khu vực bếp và địa điểm thứ ba là khu vực nền chùa chính.

Nổi bật trong số các di vật là một bia đá (ảnh) có kích thước khá lớn: cao 1,9m, rộng 1,26m, dày 0,26m đang trong quá trình chế tác. Dựa vào những dấu tích đã phát hiện, cơ quan văn hóa địa phương bước đầu nhận định ngôi chùa có niên đại xây dựng rõ nhất từ thời Hậu Lê, có dấu tích thời Trần nhưng khá mờ nhạt.

Nổi bật trong số các di vật là một bia đá (ảnh) có kích thước khá lớn: cao 1,9m, rộng 1,26m, dày 0,26m đang trong quá trình chế tác. Dựa vào những dấu tích đã phát hiện, cơ quan văn hóa địa phương bước đầu nhận định ngôi chùa có niên đại xây dựng rõ nhất từ thời Hậu Lê, có dấu tích thời Trần nhưng khá mờ nhạt.

Trải qua những biến động của lịch sử cùng sự khắc nghiệt của thiên nhiên, đến nay công trình cổ trên núi Thét chỉ còn lại dấu tích. Tuy nhiên, quá trình canh tác, người dân địa phương vẫn biết và truyền tai về khu vực “nền chùa cổ”. Cũng theo tư liệu người dân cung cấp thì ngôi chùa cổ trên núi Thét có tên là “Long Động Tự” được xây dựng từ khoảng thế kỷ XII, thờ Phật và thờ tể tướng Lữ Gia. Tương truyền, ngôi chùa cũng được nhà thơ Cao Bá Quát đề cập trong một bài thơ. Và trong bia “Lập thạch phong thổ” (do quan huấn đạo Lập Thạch Vũ Lân khắc ghi triều vua Thành Thái – 1907) có đoạn: “Núi Kẻng động tại xã Bạch Lưu Hạ (nay là xã Hải Lựu) cao ước trăm trượng, trên núi có Chùa cổ còn di chỉ 3 cái nền chùa…”.

Trải qua những biến động của lịch sử cùng sự khắc nghiệt của thiên nhiên, đến nay công trình cổ trên núi Thét chỉ còn lại dấu tích. Tuy nhiên, quá trình canh tác, người dân địa phương vẫn biết và truyền tai về khu vực “nền chùa cổ”. Cũng theo tư liệu người dân cung cấp thì ngôi chùa cổ trên núi Thét có tên là “Long Động Tự” được xây dựng từ khoảng thế kỷ XII, thờ Phật và thờ tể tướng Lữ Gia.

Tương truyền, ngôi chùa cũng được nhà thơ Cao Bá Quát đề cập trong một bài thơ. Và trong bia “Lập thạch phong thổ” (do quan huấn đạo Lập Thạch Vũ Lân khắc ghi triều vua Thành Thái – 1907) có đoạn: “Núi Kẻng động tại xã Bạch Lưu Hạ (nay là xã Hải Lựu) cao ước trăm trượng, trên núi có Chùa cổ còn di chỉ 3 cái nền chùa…”.

Năm 2013, trên cơ sở đơn, biên bản họp thôn dân cư thôn Dừa Cả, Nghị quyết của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Hải Lựu, tâm nguyện của nhà sư Thích Nữ Trung Nhã…, Ban Chấp hành Đảng bộ Xã Hải Lựu đã có Nghị quyết “nhất trí cho khôi phục lại chùa theo nguyện vọng của các tổ chức và nhân dân xã Hải Lựu”, UBND huyện Sông Lô đã có Quyết định số 436 ngày 4/5/2013 đồng ý cho khôi phục chùa Núi Thét, xã Hải Lựu. Từ đó đến nay, nhân dân thôn Dừa Cả và các thôn lân cận thuộc xã Hải Lựu vẫn duy trì lên thắp hương vào những ngày rằm, mùng một và những ngày lễ tết của Phật giáo. Mong muốn tha thiết hiện nay của nhà sư Thích Nữ Trung Nhã và đông đảo bà con nhân dân địa phương là sớm phục dựng được ngôi chùa cổ, làm nơi sinh hoạt tín ngưỡng. Mong rằng ước muốn chính đáng đó sớm trở thành hiện thực.

Năm 2013, trên cơ sở đơn, biên bản họp thôn dân cư thôn Dừa Cả, Nghị quyết của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Hải Lựu, tâm nguyện của nhà sư Thích Nữ Trung Nhã…, Ban Chấp hành Đảng bộ Xã Hải Lựu đã có Nghị quyết “nhất trí cho khôi phục lại chùa theo nguyện vọng của các tổ chức và nhân dân xã Hải Lựu”, UBND huyện Sông Lô đã có Quyết định số 436 ngày 4/5/2013 đồng ý cho khôi phục chùa Núi Thét, xã Hải Lựu.

Từ đó đến nay, nhân dân thôn Dừa Cả và các thôn lân cận thuộc xã Hải Lựu vẫn duy trì lên thắp hương vào những ngày rằm, mùng một và những ngày lễ tết của Phật giáo. Mong muốn tha thiết hiện nay của nhà sư Thích Nữ Trung Nhã và đông đảo bà con nhân dân địa phương là sớm phục dựng được ngôi chùa cổ, làm nơi sinh hoạt tín ngưỡng. Mong rằng ước muốn chính đáng đó sớm trở thành hiện thực.

Theo Điều 4 Luật Di sản Văn hóa (văn bản hợp nhất số 10/VPHN-VPQH) thì, “Phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh là hoạt động nhằm phục dựng lại di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã bị hủy hoại trên cơ sở các cứ liệu khoa học về di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đó”.

Trong đó, Di tích lịch sử - văn hóa được hiểu là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học; Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học.

Đọc thêm