Đó là ý kiến Kết luận của ông Nguyễn Tự Công Hoàng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định -sau cuộc họp kiểm tra tình hình triển khai công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư dự án xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021- 2025, đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Định.
Một số đoạn của cao tốc Bắc- Nam đã được đưa vào xây dựng khai thác. Ảnh TTXVN |
Tại cuộc kiểm tra, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định đánh giá cao tinh thần các địa phương vì đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng dự án; với kết quả đã đạt được là: kiểm kê đạt 100%, xác nhận nguồn gốc đất đạt 96,80% (10.527/10.872, tăng 438 hộ so với kỳ họp trước, có 4 địa phương chưa hoàn thành là: Hoài Nhơn còn 252 hộ, Hoài Ân còn 40 hộ, Phù Cát còn 24 hộ và Quy Nhơn còn 29 hộ), phê duyệt phương án bồi thường giải phóng mặt bằng được 203 đợt, 7.659 hộ và tổ chức, giá trị đạt 1.493,443 tỷ đồng (tăng 36 đợt, 939 hộ và tổ chức, giá trị phê duyệt tăng 344,84 tỷ đồng so với kỳ họp trước), kết quả giải ngân được 1.083,98/1.288 tỷ đồng đạt 87,5% vốn cấp.
Tuy nhiên, ông cũng cho rằng theo Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 11/02/2022 của Chính phủ thì tiến độ vẫn chưa đảm bảo, một số địa phương có dấu hiệu chững lại, khối lượng thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng giữa 2 kỳ họp không có gia tăng hoặc gia tăng không đáng kể.
Do vậy, ông Nguyễn Tự Công Hoàng đề nghị các địa phương tập trung đẩy nhanh việc chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng cho các hộ dân, tổ chức bị ảnh hưởng của dự án, không được để tồn đọng kinh phí; kịp kiến nghị bằng Văn bản với các Ban QLDA để bố trí đủ kinh phí chi trả bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng cho các hộ dân theo phương án được duyệt đồng thời tập trung phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan sớm hoàn thành thủ tục đầu tư thủ tục đầu tư các Khu tái định cư, Khu cải táng để triển khai xây dựng đáp ứng yêu cầu tiến độ dự án.
Phó chủ tỉnh UBND tỉnh Bình Định cũng yêu cầu các địa phương khẩn trương tổ chức bàn giao mặt bằng cho Chủ đầu tư ngay sau khi hoàn thành việc chi trả bồi thường cho các hộ dân. Chậm nhất đến ngày 20/12/2022 tất cả các địa phương phải tổ chức bàn giao phần mặt bằng đã hoàn thành việc chi trả tiền bồi thường cho các Chủ đầu tư tiếp nhận quản lý chuẩn bị công tác khởi công xây dựng dự án.
Đặc biệt, Phó chủ tịch tỉnh yêu cầu chỉ đầu tư xây dựng các khu tái định cư, khu cải táng đủ để phục vụ nhu cầu dự án Đường bộ cao tốc Bắc – Nam, trường hợp đầu tư xây dựng mở rộng các khu tái cư, khu cải táng theo quy hoạch thì phải xác định rõ việc tự bố trí kinh phí của địa phương để đầu tư phần mở rộng thêm (không được sử dụng kinh phí của dự án Đường bộ cao tốc Bắc – Nam); đồng thời, phải thực hiện việc lựa chọn nhà thầu tuân thủ theo đúng các quy định hiện hành, không được vận dụng cơ chế của dự án Đường bộ cao tốc Bắc - Nam.
Cũng tại buổi họp, ông Nguyễn Tự Công Hoàng đã giao trách nhiệm cho UBND huyện Tây Sơn phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao cùng các đơn vị có liên quan khẩn trương hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục để triển khai việc di dời các điểm di tích thuộc quần thể di tích vụ thảm sát Bình An theo đúng quy định, đáp ứng yêu cầu tiến độ dự án.
UBND huyện Tuy Phước được yêu cầu phải chủ động phối hợp với các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng và các địa phương có mỏ đất phù hợp để xác định vị trí và thực hiện các thủ tục khai thác mỏ để thi công các khu tái định cư, khu cải táng để đảm bảo yêu cầu tiến độ dự án.
Riêng Ban QLDA 2, 85 vị phó chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu đơn vị này phải khẩn trương làm việc cụ thể với các địa phương để bố trí kịp thời, đầy đủ kinh phí cho các địa phương chi trả bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng cho các hộ dân bị ảnh hưởng của dự án nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng. Trường hợp chậm trễ tiến độ giải phóng mặt bằng vì lý do Ban QLDA 2, 85 không kịp thời bố trí kinh phí chi trả thì UBND tỉnh không chịu trách nhiệm; Ban QLDA 2, 85 phải có trách nhiệm báo cáo giải trình với Bộ Giao thông vận tải:
Cũng tại buổi họp, ông Nguyễn Tự Công Hoàng đã giao trách nhiệm cho UBND huyện Tây Sơn phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao cùng các đơn vị có liên quan khẩn trương hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục để triển khai việc di dời các điểm di tích thuộc quần thể di tích vụ thảm sát Bình An theo đúng quy định, đáp ứng yêu cầu tiến độ dự án.
UBND huyện Tuy Phước được yêu cầu phải chủ động phối hợp với các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng và các địa phương có mỏ đất phù hợp để xác định vị trí và thực hiện các thủ tục khai thác mỏ để thi công các khu tái định cư, khu cải táng để đảm bảo yêu cầu tiến độ dự án.
Phối hợp, hỗ trợ các địa phương thực hiện thỏa thuận phương án bồi thường, hồ sơ thiết kế di dời hạ tầng kỹ thuật để sớm hoàn thiện các thủ tục, đảm bảo triển khai tổ chức di dời chậm nhất trong tháng 12/2022, đáp ứng yêu cầu tiến độ dự án;
Đồng thời, tăng cường công tác phối hợp với các sở, ngành, địa phương, đơn vị có liên quan trong quá trình triển khai dự án để kịp thời giải quyết các khó khăn vướng mắc phát sinh; đồng thời, tổng hợp các vướng mắc kiến nghị thuộc thẩm quyền của địa phương gửi UBND tỉnh để xem xét giải quyết nhằm đáp ứng yêu cầu tiến độ dự án.