Không thể tự nhiên có được văn hóa từ chức.
Tuy nhiên, ông Trí lưu ý rằng, cần bình tĩnh nhìn lại xem, câu chuyện từ chức ở Việt Nam như thế nào.
“Nó được nói rất lâu rồi. Vài chục năm rồi, cứ nói, cứ nói, có lúc rộ lên nhưng rồi ai không quan tâm. Chúng ta đề cập văn hóa từ chức nhưng điều này ở Việt Nam là chưa thể có được. Vì, đặc điểm của người Việt Nam là duy tình hơn duy lý. Điều này ai cũng thừa nhận”, ông Trí nhìn nhận.
Theo ông Trí, khi có quyền lực, thì quyền lực rất dễ bị tha hóa vì mang lại rất nhiều quyền lợi. Chính vì thế, khi đã có thì không dễ gì mà họ từ chức, không thể tự nhiên có được văn hóa từ chức.
Từ đánh giá trên, ông Trí cho rằng chúng ta cần có luật từ chức. “Dựa trên luật thì người ta phải buộc từ chức. Rồi sau thấm dần, lúc đó mới có văn hóa từ chức”, ông Trí nói.
Theo ông Trí, việc từ chức rất cần thiết trong cuộc đời của người có quyền lực.
Từ chức không phải là cách chức
Theo ông, ở Việt Nam từ trước đến nay, trong dư luận, xã hội, gia đình thì từ chức ngang với cách chức. Họ coi từ chức là một dạng của cách chức.“Đó là một cái sai nhưng không dễ gì sửa được”, ông Trí nói và cho biết, đó là cách nhìn nhận chưa đúng. Có rất nhiều lý do để từ chức như làm sai, kém năng lực, không được tín nhiệm, sức khỏe yếu…Thậm chí ê kíp làm việc không thuận cũng có thể từ chức. Điều này là rất lịch sự.
“Năm 1993, tôi ở bên Nhật. Trong một năm, 3 thủ tướng từ chức. Họ lên 3 tháng thấy không làm được họ từ chức. Người đó vẫn tiếp tục hoạt động chính trị chứ không phải từ chức là cách chức, là mất luôn”, ông Trí dẫn chứng.
Theo ông Trí, nếu từ chức vẫn bảo tồn cho họ các giá trị và để khi có cơ hội người đó vẫn có thể thể xuất hiện trở lại trên chính trường.
“Vì thế, chúng ta nên xem việc từ chức trên bình diện nhiều khía cạnh. Lúc đó, việc từ chức sẽ nhẹ nhàng, văn hóa từ chức sẽ ra đời. Tôi đề nghị nên xây dựng Luật Từ chức”, ông Trí nói.
Quy định cũng đưa ra 16 nội dung mà các ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương phải gương mẫu đi đầu thực hiện và nghiêm khắc với bản thân, kiên quyết chống.
Trong số các nội dung phải gương mẫu đi đầu thực hiện, đáng chú ý là việc các ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương phải chủ động xin từ chức khi thấy mình không còn đủ điều kiện, năng lực, uy tín để thực hiện nhiệm vụ.