Cuộc “rong chơi” ngoài chủ đích
Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo không giấu tuổi mình, dẫu nhìn ông, gặp ông cứ ngỡ như gã “liêu trai” của văn học nghệ thuật này mới ngoài năm mươi. Sung sức, tươi trẻ, ông đã có gia tài lớn, không riêng về thơ với Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật, cách đây đã 12 năm. Nguyễn Trọng Tạo thường nói, ông sáng tác nhạc để chơi, viết báo để sống và làm thơ để... chết.
Với ông, viết báo một thời là công việc kiếm sống và đúng, ông từng là nhà báo; thơ là con đường ông xác định đi đến cùng, còn nhạc là ngẫu hứng. Nhưng điều thú vị là, chính lĩnh vực ông coi chỉ là cuộc chơi, là sự ngẫu hứng lại khiến ông trở thành “người của công chúng”. Nhạc dễ đến với công chúng hơn là thơ, cần không gian và sự chiêm nghiệm.
Trong cuộc chơi âm nhạc của mình, Nguyễn Trọng Tạo đã sáng tác được gần 100 bài hát. Nhưng không cần phải viện đến con số đáng kể kia, chỉ cần với ca khúc “Làng quan họ quê tôi” và đặc biệt là “Khúc hát sông quê”, ông cũng đã đàng hoàng có mặt trong danh sách những nhạc sĩ được mến mộ nhất Việt Nam. Rất nhiều người có thể chưa đọc câu thơ nào của Nguyễn Trọng Tạo nhưng thuộc từng chữ, từng lời trong bài hát da diết tình yêu quê hương này.
Tôi nhớ, khi nhạc sỹ Nguyễn Trọng Tạo chuyển về căn hộ mới thuộc tòa nhà HH2C Linh Đàm, trong bữa chạng vạng dông, hai anh em lang thang phố. Mấy cô cậu cư dân mới như ông ở tòa nhà này nhận ra, thế là xin chụp ảnh. Rất, rất nhiều nơi ông đến đều như thế. Ông như con người của showbiz. Chính Nguyễn Trọng Tạo cũng công nhận, nhờ có “Khúc hát sông quê” mà ông đi đâu cũng... sướng. Nó như một thứ tôn giáo, rất dễ gặp tín đồ.
Vốn coi âm nhạc là một cuộc chơi, Nguyễn Trọng Tạo chưa bao giờ có ý định tổ chức một đêm nhạc của riêng mình, dù ông đã sáng tác gần 100 ca khúc. Nhưng bạn bè yêu mến cứ “xúi” ông nên làm, bảo sắp chết đến nơi rồi mà chẳng có riêng một đêm nhạc tử tế, lại còn đưa tiền để “ép” ông thực hiện nữa, khiến ông quá cảm động không thể từ chối. Nhưng ông cũng nói, chương trình “Khúc hát sông quê” sẽ diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội vào tối 8/9 này không chỉ là đêm nhạc đầu tiên mà cũng là đêm nhạc duy nhất và cuối cùng của ông. Nhà thơ, tác giả lời Lê Huy Mậu từ Vũng Tàu, tất nhiên cũng có mặt trong đêm “duy nhất” này. Điều này, hẳn không phải nhiều người biết.
Theo nhạc sỹ Minh Đạo, Giám đốc âm nhạc của chương trình “Khúc hát sông quê”, đêm nhạc sẽ mang đến cho công chúng những ca khúc viết về quê hương, đất nước của Nguyễn Trọng Tạo qua 2 phần. Phần 1 là những sáng tác mang âm hưởng dân gian đương đại như “Đôi mắt đò ngang”, “Làng quan họ quê tôi”, “Khúc hát sông quê”, “Trống hội cổng làng”, “Tình ca bên một dòng sông”, “Non nước Cao Bằng”, “Mẹ tôi”... Phần 2 là những tác phẩm nhạc nhẹ theo phong cách semi-classic, thậm chí cả rock như “Vầng mây bất hạnh”, “Nghe biển ru đêm”, “Tình khúc bốn mùa”, “Con dế buồn”...
Cũng xin nói thêm, về đạo diễn chương trình “Khúc hát sông quê”, đó là nghệ sỹ Đinh Anh Dũng. Ông chính là đạo diễn và là nhà quay phim nổi tiếng của mảng phim truyện và tài liệu nhựa thập niên 80, người mở đường của trào lưu làm phim ca nhạc ở Việt Nam với những tác phẩm nổi tiếng về những con người nổi tiếng như Văn Cao, Trịnh Công Sơn, Đoàn Chuẩn - Từ Linh... Sự gặp gỡ giữa Đinh Anh Dũng và Nguyễn Trọng Tạo vì vậy, hay và đẹp như cùng hẹn trước.
Nghệ sỹ “nhà quê” thứ thiệt
Trong lần gặp gỡ báo chí trước thềm đêm nhạc “Khúc hát sông quê”, nhà thơ, nhạc sỹ Nguyễn Trọng Tạo “tái khẳng định” ông là một anh “nhà quê” chính cống. Sinh ra ở quê, lớn lên ở đó và “chất nhà quê” đậm đặc cho mãi tới giờ, dẫu ông đã đi khắp thế giới.
Trước đây, một thời dân kẻ chợ thường miệt thị mấy ông vừa ở quê ra tỉnh là “đồ nhà quê”, nhưng với Nguyễn Trọng Tạo, các chữ “nhà quê” đã trở nên bác học, ông thích được gọi thế, bởi gọi ông là “nhà” gì cũng khó: nhà thơ, nhà làm nhạc, nhà vẽ... lĩnh vực nào ông cũng thành công, nhất là “gia tài thơ” và “gia tài nhạc”.
Là dân “nhà quê” nhưng uống rượu Tây – toàn loại “xách tay” thì có lẽ nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo không được xếp nhất, cũng nhì trong giới nghệ sỹ. Hút xì gà, từ loại cao cấp như Bolivar, Cohiba... cũng thế. Có điều Nguyễn Trọng Tạo dân dã, dễ gần, nồng ấm. Ông kể chuyện vui, mấy đợt mưa bão ở phía Bắc vừa rồi làm ngôi nhà, vườn bên kia sông Hồng của ông đổ mất vài cây đặc sản quý. Thuê công thợ chỉ mất 200.000đ. Thế nhưng có tốp thợ sẵn lòng giúp ông không lấy công. Khi đến nhà sàn của ông, cây chưa kịp dựng lại, tốp thợ đã được ông đãi đằng chầu rượu. Uống cạn chừng 10.000.000đ tiền rượu Tây thì tốp thợ lăn ra ngủ. Đến bây giờ cây nghiêng đổ vẫn chưa dựng lại được.
Nhà thơ đồng hương của ông là Vương Cường vẫn nói: Nguyễn Trọng Tạo có lẽ là nhà thơ sướng nhất, ông đi đâu cũng được bạn bè hoan hỉ, người hâm mộ quý mến hết lòng, gần như nhà thơ là “công dân toàn cầu”.
Tôi có khá nhiều cơ hội gặp gỡ nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo. Nghe ông nói chuyện thơ, nhạc... đã đành. Ông còn là một “tổng giám đốc” ngân hàng “điển tích” văn nghệ, tất nhiên không phải chỉ của riêng ông.
Cách chơi của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo thì có lẽ ít người theo kịp. Chưa có nhạc sỹ nào tổ chức đêm nhạc riêng cho mình theo cách của Nguyễn Trọng Tạo. Người ta kinh ngạc khi “Khúc hát sông quê” diễn ra vào tối 8/9 tới chỉ là đêm duy nhất. Tiền đâu để làm? Ông không phải lo lắng đi bán vé, nhà tài trợ không nhận với “bất cứ giá nào”.
Dẫu đã cận kề đêm nhạc, bạn bè vẫn thấy ông thanh thản “bầu rượu, túi thơ”, ngỡ như không phải “đêm của mình”. Nhà báo Hồng Đăng, một người kiên trì “xúi” ông làm đêm nhạc đã rất thật khi nói rằng, “không ai sướng như nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo”.thơ trẻ tên tuổi.
Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo đa tài, rõ rồi. Người ta vẫn kháo nhau, “ước” được như ông, luôn có người đẹp bên mình, ngưỡng mộ. Chuyện đa tình của nhà thơ có lẽ còn là câu chuyện dài, hấp dẫn, có điều đêm nhạc “Khúc hát sông quê” của ông sắp diễn ra tại Hà Nội được những người đàn bà xinh đẹp, thông minh và mát tay lo lắng chu toàn. Nếu như “chủ nhiệm”, kiến trúc sư của đêm nhạc là nhà báo nữ Hồng Đăng thì bên tổ chức sự kiện, event “Vàng son một thuở” là ca sỹ, MC Nguyễn Ngọc Châm tài năng và giám đốc truyền thông của chương trình lại chính là một nữ nhà báo, nhà
Nguyễn Trọng Tạo, gã “nhà quê” thứ thiệt đúng là vương giả trong những cuộc chơi. Có lẽ sân chơi cuộc đời chính là “live show” lớn nhất mà người nghệ sỹ độc diễn chính là nhà thơ, nhạc sỹ Nguyễn Trọng Tạo.