Theo Báo cáo chất lượng không khí thế giới 2019 của Công ty IQAir và Greenpeace, Bangladesh nổi lên là quốc gia có chỉ số ô nhiễm bụi mịn PM2.5 cao nhất, tiếp theo là Pakistan, Mông Cổ, Afghanistan và Ấn Độ. Trung Quốc theo sau, đứng ở vị trí thứ 11.
Ô nhiễm PM2.5 đủ nhỏ để xâm nhập vào máu qua hệ hô hấp, dẫn đến hen suyễn, ung thư phổi và bệnh tim |
Vật chất hạt có đường kính từ 2.5 micron (1 micron = 0.001 mm) trở xuống - khoảng 1/30 chiều rộng của tóc người - là loại ô nhiễm không khí nguy hiểm nhất. Các hạt bụi này đủ nhỏ để đi vào máu qua hệ hô hấp, dẫn đến hen suyễn, ung thư phổi và bệnh tim.
Trong số các siêu đô thị trên thế giới có từ 10 triệu dân trở lên, nơi có độc tố PM2.5 cao nhất năm 2019 là thủ đô New Delhi của Ấn Độ, tiếp theo là Lahore ở Pakistan, Dhaka ở Bangladesh, Kolkata ở Ấn Độ, Linyi và Thiên Tân ở Trung Quốc và Jakarta, Indonesia. Tiếp theo trong danh sách là Vũ Hán - tâm chấn của đợt bùng phát virus corona, cùng với Thành Đô và Bắc Kinh.
Học sinh Ấn Độ đeo khẩu trang diễu hành với những tấm bảng có khẩu hiệu nâng cao nhận thức về mức độ ô nhiễm không khí ở New Delhi |
Biến đổi khí hậu đã bắt đầu khuếch đại nguy cơ ô nhiễm PM2.5, đặc biệt là qua các vụ cháy rừng dữ dội và bão cát bằng cách lan rộng sa mạc hóa. Sự nóng lên toàn cầu và bụi mịn PM2.5 cùng có chung một nguyên nhân chính: khí đốt và đốt than dầu.