Điểm qua những nét nổi bật “Ngày hội Văn hóa - Du lịch Bạc Liêu và Lễ hội Dạ cổ Hoài Lang năm 2022”

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Qua chuỗi các hoạt động rất sôi động và nhiều ý nghĩa, Ngày hội Văn hóa - Du lịch, Lễ hội Dạ cổ Hoài lang và Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Bạc Liêu năm 2022 đã khép lại, để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp, khó quên trong lòng người dân, du khách, bạn bè trong và ngoài nước.

Quảng bá thương hiệu, hình ảnh quê hương Bạc Liêu

Ông Phạm Văn Thiều – Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu phát biểu bế mạc: “Ngày hội Văn hóa - Du lịch, Lễ hội Dạ cổ Hoài lang đã thành công tốt đẹp.

Ông Phạm Văn Thiều – Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu phát biểu bế mạc: “Ngày hội Văn hóa - Du lịch, Lễ hội Dạ cổ Hoài lang đã thành công tốt đẹp.

Ông Phạm Văn Thiều – Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu khẳng định: “Ngày hội Văn hóa - Du lịch, Lễ hội Dạ cổ Hoài lang đã thành công tốt đẹp. Các du khách trong và ngoài nước cùng toàn thể bà con nhân dân tỉnh Bạc Liêu đã được trải nghiệm bầu không khí vui tươi, náo nức với nhiều hoạt động văn hóa, du lịch đặc sắc, hấp dẫn, qua đó đem đến cho đại biểu và du khách cái nhìn rõ nét hơn về đặc trưng văn hóa và tiềm năng du lịch, tiềm năng đầu tư của Bạc Liêu - xứ sở được mệnh danh là cái nôi của Nghệ thuật Đờn ca Tài tử Nam Bộ, gắn với hình ảnh chàng Công tử Bạc Liêu nức tiếng xa gần. Đồng thời, đan xen với các sự kiện văn hóa - du lịch… mang ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà, thể hiện tinh thần năng động và khát vọng phát triển của quê hương Bạc Liêu.

Tại chuỗi các sự kiện, những nét nổi bật với những kết quả đạt được đáng phấn khởi và tự hào đã tổ chức thành công chương trình lễ khai mạc với chủ đề “Bạc Liêu - Hội tụ tinh hoa di sản và khát vọng phát triển”, vinh dự được đón tiếp Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, các đồng chí lãnh đạo các Ban Đảng, các Bộ Ngành Trung ương, các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp và nhà đầu tư, đặc biệt đã thu hút sự tham dự của hơn 20.000 bà con nhân dân, du khách trong và ngoài tỉnh”.

Ông Lữ Văn Hùng – Uỷ viên BCH TW Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Bạc Liêu trao tặng Bằng khen, Giấy khen cho các đơn vị đã làm tốt công tác chuẩn bị cho Lễ hội thành công tốt đẹp.

Ông Lữ Văn Hùng – Uỷ viên BCH TW Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Bạc Liêu trao tặng Bằng khen, Giấy khen cho các đơn vị đã làm tốt công tác chuẩn bị cho Lễ hội thành công tốt đẹp.

Theo đó, Bạc Liêu còn ghi dấu ấn đậm nét tiên phong của ĐBSCL trở thành nơi “Hội tụ tinh hoa di sản văn hóa đại diện các vùng miền”, với sự góp mặt của hơn 300 nghệ sĩ, nghệ nhân của nhiều loại hình di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia hoặc đã được UNESCO vinh danh, gồm: Ca Trù đến từ thành phố Hà Nội; Dân ca Quan họ đến từ Bắc Ninh; Nghệ thuật Bài Chòi Trung Bộ đến từ Quảng Nam và Phú Yên; Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên đến từ Gia Lai; các di sản văn hóa của đồng bào Khmer đến từ tỉnh Sóc Trăng; 02 loại hình nghệ thuật Hát chèo và Hát xẩm của tỉnh kết nghĩa Ninh Bình, tất cả đã hòa điệu cùng với không gian Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ của tỉnh Bạc Liêu, để tạo nên không khí mang đậm giá trị nhân văn, thể hiện sự giao thoa bản sắc văn hóa dân tộc trên quê hương Bạc Liêu.

“Nhiều sự kiện mang tính chất liên kết vùng và liên vùng, các sự kiện về hợp tác trong phát triển kinh tế - xã hội, quảng bá thương hiệu, hình ảnh quê hương Bạc Liêu như: Tổ chức không gian giới thiệu sản phẩm du lịch với sự tham gia của 19 tỉnh, thành phố ĐBSCL và Đông Nam Bộ; tổ chức Hội chợ Công nghiệp, Thương mại, Du lịch và sản phẩm OCOP với 250 gian hàng của nhiều tỉnh, thành, doanh nghiệp trong cả nước thu hút hàng chục ngàn lượt bà con nhân dân và du khách tham quan, mua sắm; tổ chức thành công Hội nghị “Kết nối cung - cầu hàng hóa giữa tỉnh Bạc Liêu và các tỉnh, thành phố năm 2022”; đồng thời, tại Ngày Hội tôm và muối Bạc Liêu với điểm nhấn là xác lập kỷ lục Việt Nam chế biến 122 món ăn từ tôm và muối; tổ chức thành công Hội thảo khoa học Giải pháp phát triển chuỗi giá trị ngành tôm và muối Bạc Liêu, để tiếp tục kiên định mục tiêu phấn đấu đưa Bạc Liêu trở thành trung tâm công nghiệp ngành tôm của cả nước, cũng như thúc đẩy nâng cao giá trị hạt muối Bạc Liêu và nghề làm muối - loại hình di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia” – ông Phạm Văn Thiều cho biết.

Kết nối cung - cầu hàng hóa giữa tỉnh Bạc Liêu và các tỉnh, thành phố năm 2022.

Kết nối cung - cầu hàng hóa giữa tỉnh Bạc Liêu và các tỉnh, thành phố năm 2022.

Khoảng 50.000 lượt khách đến tham quan

Ngày hội cũng đã tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, du lịch, giải trí được đông đảo nhân dân, nghệ nhân, nghệ sĩ, báo chí và du khách quan tâm ủng hộ và tham gia như: Cuộc thi tiếng tiếng hát người làm báo khu vực phía Nam với chủ đề “Âm vang vọng cổ”; tổ chức thành công Đoàn khảo sát sản phẩm du lịch mới với sự tham gia của hơn 200 doanh nghiệp đến từ TP.HCM, ĐBSCL và Đông Nam Bộ với nhiều hiệu ứng tích cực, qua đó góp phần tăng cường liên kết tour/tuyến du lịch đến Bạc Liêu; tổ chức Hội thảo Phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn các giá trị di sản văn hóa đồng bào dân tộc Khmer, kết hợp công nhận Chùa Xiêm Cán là điểm du lịch tiêu biểu ĐBSCL; Liên hoan Nhạc Ngũ âm và múa dân gian Khmer; Liên hoan Đờn ca tài tử tỉnh Bạc Liêu.

Trong thời gian diễn ra Ngày hội Văn hóa - Du lịch Bạc Liêu, lượng khách đến Bạc Liêu tăng gấp hơn 10 lần so với những ngày bình thường, đạt khoảng 50.000 lượt khách đến tham quan, trong đó có trên 5.000 lượt khách sử dụng dịch vụ lưu trú.

Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư đã trao chủ trương đầu tư cho 13 dự án, với tổng số vốn đầu tư gần 17 nghìn tỷ đồng.

Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư đã trao chủ trương đầu tư cho 13 dự án, với tổng số vốn đầu tư gần 17 nghìn tỷ đồng.

Không gian hội tụ tinh hoa di sản Văn hoá phi vật thể đại diện các vùng, miền.

Không gian hội tụ tinh hoa di sản Văn hoá phi vật thể đại diện các vùng, miền.

Ông Phạm Văn Thiều nhấn mạnh: “Có thể nói chuỗi sự kiện Ngày hội đã thành công tốt đẹp, đạt được nhiều mục tiêu, cả về giới thiệu, quảng bá các đặc trưng của văn hóa - du lịch Bạc Liêu, cũng như tôn vinh các giá trị văn hóa dân tộc thông qua việc hội tụ các di sản phi vật thể của Quốc gia và được UNESCO vinh danh; đồng thời, đã ghi dấu ấn trong công tác thu hút, mời gọi đầu tư để tiếp tục tạo động lực cho kinh tế - xã hội Bạc Liêu tiếp tục phát triển trong thời gian tới”.

Hội nghị Xúc tiến đầu tư năm 2022 với chủ đề “Bạc Liêu - Tiềm năng và khát vọng phát triển”. Hội nghị đã thu hút gần 500 đại biểu doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước, nhất là có sự tham dự và phát biểu chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam. Tại Hội nghị, đã trao chủ trương đầu tư cho 13 dự án, với tổng số vốn đầu tư gần 17 nghìn tỷ đồng; đồng thời, với những định hướng thu hút đầu tư của tỉnh, hiện tại đã có 09 Nhà đầu tư đăng ký nghiên cứu, khảo sát để hoàn thiện thủ tục đề xuất 14 dự án đầu tư theo quy định của pháp luật với tổng vốn đăng ký trên 166 nghìn tỷ đồng. Bên cạnh đó, tỉnh đã công bố danh mục 195 dự án đầu tư trên tất cả các lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch, nông nghiệp, y tế, giáo dục để mời gọi đầu tư. Đây chính là tiền đề rất quan trọng, là nền tảng để Bạc Liêu bứt phá vươn lên nhằm đảm bảo hoàn thành mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 trở thành tỉnh khá của khu vực ĐBSCL.