Anjar Pancaningtyas là người đứng đầu một nhóm thanh niên làng phối hợp với cảnh sát về sáng kiến độc đáo này để thúc đẩy sự giãn cách xã hội khi virus corona lây lan.
Họ làm ra những pocong, đặt ở bên đường để dọa người dân. Pocong là những hình thù ma quái thường được bọc trong những tấm vải liệm trắng với khuôn đắp bột và đôi mắt viền đen đậm. Trong văn hóa dân gian Indonesia, họ đại diện cho linh hồn bị mắc kẹt của người chết.
Nhưng khi các hình nộm pocong mới xuất hiện hồi đầu tháng này, chúng có tác dụng ngược lại. Thay vì giữ mọi người ở nhà, người dân lại ra xem các pocong vì tò mò.
Kể từ đó, ban tổ chức đã thay đổi chiến thuật, tung ra các cuộc tuần tra pocong người thật do các tình nguyện viên trong làng đóng vai những con ma. Từ đó, người dân cho rằng ngôi làng của mình đã bị ma ám khi những bóng trắng đột nhiên xuất hiện nhảy chồm vào người đi dường rồi lướt đi dưới ánh trăng.
Tổng thống Joko Widodo không áp lệnh phong tỏa toàn quốc để kiềm chế virus corona. Thay vào đó, ông kêu gọi mọi người thực hành giãn cách xã hội và giữ vệ sinh tốt.
Nhưng với tỷ lệ tử vong do do virus corona cao nhất ở châu Á sau Trung Quốc, một số cộng đồng, chẳng hạn như làng Kepuh, đã quyết định tự áp dụng các biện pháp riêng để hạn chế người dân ra khỏi làng.
"Người dân vẫn thiếu nhận thức về cách ngăn chặn sự lây lan của bệnh COVID-19", Trưởng làng Priyadi cho biết, "họ muốn sống như bình thường nên rất khó để họ tuân theo chỉ dẫn ở nhà".