Đòi về nhà mẹ đẻ, bị chồng gõ búa vào đầu khiến tử vong

(PLO) - Sau khi cãi vã với chồng, chị Nguyễn Thị Khanh (SN 1975, ngụ xã Cư Ni, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk) đòi bỏ về nhà mẹ đẻ.Trong lúc nóng giận,Giang Văn Mạnh (SN 1976) đã dùng búa đóng đinh đập vào đầu khiến chị Khanh tử vong.Những uẩn khúc về vụ án đang được lực lượng chức năng làm rõ. 
Bà Tần cùng hai đứa cháu nội

Nhát búa định mệnh

Trong nỗi đau đớn, bà Nguyễn Thị Tần (SN 1929, mẹ nghi phạm) kể lại sự việc: Chiều ngày18/11/2016, cảm thấy trong người không được khỏe nên bà đi vào trong phòng nằm nghỉ. Khi đó hai vợ chồng Mạnhđang ngồi ở dưới bếp. Một lúc sau, bànghe thấy hai vợ chồng con trai to tiếng với nhau. 

Thấy cuộc đấu khẩu ngày càng gay gắt, bà Tần mới lọ mọ xuống bếp xem xét tình hình. Nhưng khi bà vừa xuống tới cửa bếp thì Mạnh đã chạy từ trong bếp ra. Thấy mẹ,Mạnh hoảng hốt chốt cửa lại, rồi lôi tay bà Tần đi ra.

Thấy con trai tỏ vẻ lo lắng,sợ hãi, nghi có chuyện chẳng lành, bà Tần liền giằng tay Mạnh ra, sau đó mở cửa đi vào bếp để tìm con dâu. Vừa bước vào trong, thấy cô con dâu nằm bất động dưới nền nhà, sau phút chốc bàng hoàng, bà Tần liền hô hoán mọi người đến cứu giúp. 

Chị Khanh được mọi người đưa đến Bệnh viện Đa khoa Thiện Hạnh (Đắk Lắk) cấp cứu khi người đã lịm đi nhưng vì vết thương quá nghiêm trọng nên đã tử vong ngay sau đó. 

Gia đình tổ chức lễ tang cho nạn nhân

Nhận được tin trình báo, Công an tỉnh Đắk Lắk phối hợp với các cơ quan chức năng nhanh chóng có mặt,điều tra nguyên nhân dẫn đến cái chết của nạn nhân. Đồng thời, gấp rút triển khai lực lượng, tiến hành truy bắt nghi phạm.

Ngay sau khi gây án, Mạnh đã rời khỏi hiện trường, nhiều người nhìn thấy hắn lẩn trốn trong rẫy cà phê cách đó không xa. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, sau gần 12 giờ truy tìm, các trinh sát đã vây bắt được nghi phạm trong khi hắn đang ngồi dưới một gốc cà phê trong rẫy.

Tại cơ quan công an, Mạnh đã thú nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình. Nghi phạm khai nhận: Lúcđó,hai vợ chồng Mạnh xảy ra mâu thuẫn và cự cãi với nhau.Vợ Mạnh liền gói ghém đồ đạc đòi bỏ về nhà mẹ đẻ. Đang trong cơn nóng giận, Mạnh liền vớ lấy cây búa đóng đinh đểở góc bếp, đánh vào đầu vợ khiến chị Khanh gục tại chỗ.

Đại tá Nguyễn Văn Bôn, Trưởng phòng Cảnh sát Hình sự, Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết: “Ngay khi nhận được tin báo, đơn vị đã triển khai lực lượng phối hợp với các cơ quan chức năng truy bắt nghi phạm gây án. Sau hơn một đêm thức trắng, lực lượng công an đã bắt được nghi phạm và di lí về trụ sở công an tỉnh để phục vụ công tác điều tra”.

Cũng theo Đại tá Bôn, người thân của nghi phạm cho biết, Mạnh đã hai lần nhập viện và điều trị ở bệnh viện tâm thần. Hiện cơ quan CSĐT đã đưa đối tượng đi giám định bệnh tâm thần.

Bi kịch sống với người điên

Theo quan sát của phóng viên, hiện trường vụ án là một ngôi nhà nhỏ nằm sâu hun hút sau đoạn đường dài dẫn qua các lô cà phê. Sau thảmán, cả ngày bà Tần chỉ biết ôm hai đứa cháu nội của mình để vỗ về an ủi trong nước mắt. Chắc chắn, hai đứa trẻ ấy không thể nào tinkẻ gây ra cái chết đau lòng cho mẹ mình lại là người mà hằng ngày chúng gọi bằng ba.

Được biết, chồng bà Tần qua đời sớm, một mình bà tần tảo nuôi 7 đứa con khôn lớn. Năm 1994, do hoàn cảnh ở quê Thái Bình quá khó khăn nên bà Tần quyết định dắt đàn con vào tỉnh Đắk Lắk sinh sống. Trải qua biết bao khó khăn, vất vả, đến nay bà đã lo cho các con được“yên bề gia thất”. Riêng Mạnh là con út nên đặc biệt được bà Tần ưu ái, quan tâm đặc biệt ngay từ nhỏ. 

Năm 1997, Mạnh quen và kết hôn với chị Khanh. Trải qua gần 20 năm chung sống, hai vợ chồng Mạnh chưa bao giờ xảy ra cãi vã hay mâu thuẫn gì gay gắt. Chỉ có điều sau 12 năm sau về làm dâu, chị Khanh mới sinh con gái đầu. Đến nay, hai vợ chồng đã có với nhau hai đứa con, nhưng điều đáng buồn là đứa con thứ hai từ khi sinh ra đã có biểu hiện không bình thường. 

Bằng tuổi cháu, những đứa trẻ khác đã bắt đầu tập đi, tập nói, đã ý thức được nhiều thứ nhưng cháu thì vẫn nằm im một chỗ. Đến nay, dù đã lớn, nhưng cháu bé vẫn không nghe,nói được. Mọi sinh hoạt của cháu đều phải có người lớn hỗ trợ. Cũng vì như thế mà bao nhiêu tiền của làm ra, hai vợ chồng Mạnh đều dành dụm đưa con đi chạy chữa.Các bệnh viện kết luận cháu bé mắc hội chứng Down.  

Bà Tần tâm sự: “Cháu nội bệnh tật, tới đầu năm 2015, Mạnh cũng có dấu hiệu bất thường.Thời gian đầu, tôi chỉ nghĩ vì gánh nặng cơm, áo, gạo, tiền đè nặng khiến tính tình nó trở nên cục cằn, dễ cáu bẳn, cuộc sống hôn nhân cũng vì thế mà nảy sinh nhiều mâu thuẫn”. Sau những lần thấy con đập phá đồ đạc, chửi bới vô cớ, nói năng lung tung, bà Tần mới bảo anh chị của Mạnh đưa đi khám. Kết quả, các bác sĩ chuẩn đoán, Mạnh bị bệnh “Tâm thần phân liệt”.

Sau đó, Mạnh được đưa đến Bệnh viện Tâm thần (TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) để điều trị. Sau một thời gian theo dõi và điều trị, nhận thấy căn bệnh của Mạnh có dấu hiệu thuyên giảm nên các bác sĩ cho mang thuốc về điều trị tại nhà. Từ đó, mọi việc trong gia đình do một tay chị Khanh cáng đáng, từ chăm nom mẹ già, nuôi con nhỏ bệnh tật cho đến chịu đựng cuộc sống với người chồng không bình thường. 

Thương cảm trước hoàn cảnh của em dâu,một người chị chồng đã đưa con gái đầu của chị Khanh về nuôi dưỡng, lo học hành với mong muốn bù đắp phần nào thiệt thòi cho cháu và san sẻ bớt gánh nặng với em dâu của minh.

Ôm các cháu vào lòng, bà Tần nghẹn ngào: “Nuôi con lớn mong được nhờ vả khi tuổi cao sức yếu, không ngờ giờ lại xảy ra chuyện đau lòng như thế này. Ở với nhau gần hai chục năm, vợ chồng nó ít khi cãi vã, to tiếng. Giá như hôm đó, tôi nhanh chân chạy vào sớm hơn một chút thì mọi việc đã không đến nông nỗi như vậy. Con tôi gây ra lỗi thì phải chịu tội trước pháp luật. Bản thân tôi già cả không mong nhìn thấy ngày nó trở về, chỉ mong sao nó ở trong đó khỏe mạnh, không gây ra thêm lầm lỗi gì nữa để sớm trở về với các con”.

Chờ kết quả giám định của cơ quan pháp y

Theo luật sư Nguyễn Văn Năm,Văn phòng luật sư Đức Duy (tỉnh Đắk Lắk): Trong trường hợp này, phải chờ kết quả giám định của cơ quan điều tra. Nếu như kết quả giám định cho thấy đối tượng có vấn đề thần kinh, theo Điều 13 BLHS quy định, những người bị mắc bệnh tâm thần làm mất năng lực nhận thức hoặc năng lực điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Đối với người này, chỉ được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Và không thể truy cứu trách nhiệm hình sự cho tới khi bệnh nhân khỏi hẳn bệnh tâm thần.

Ngược lại, trong thời điểm gây án người này không có dấu hiệu của bệnh tâm thần thì là đó hành vi cố ý gây chết người, thì phải chịu trách nhiệm hình sự trước pháp luật. Như vậy, đối tượng Giang Văn Mạnh có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không còn phụ thuộc vào kết quả giám định của cơ quan giám định pháp y.

(Tên của nạn nhân đã được thay đổi)

Đọc thêm