Tham dự hội nghị ông Nguyễn Thanh Bình – Cục trưởng Cục công tác phía Nam, Bộ Tư pháp, Bà Nguyễn Hoà Hiệp – Tỉnh uỷ viên, Phó chủ tịch UBND tỉnh, bà Võ Thị Xuân Đào, Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Đồng Nai.
Công tác tư pháp góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội địa phương
Trong năm 2019 ngành Tư pháp tỉnh Đồng Nai đã kịp thời triển khai có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả 8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp năm 2019 và Chương trình hành động của ngành Tư pháp triển khai thực hiện của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Ngành Tư pháp cũng đã chủ động khắc phục những khó khăn; kiểm điểm, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong các lĩnh vực công tác của ngành đã được triển khai.
Vai trò của ngành Tư pháp được đánh giá cao thông qua việc tham mưu tính pháp lý trong công tác chỉ đạo, điều hành, ngành Tư pháp có ý kiến quyết định đối với các nội dung có nhiều ý kiến khác nhau trong thành viên UBND, triển khai Cuộc thi trực tuyến trên Internet “Tìm hiểu pháp luật năm 2019", thu hút được đông đảo các thí sinh tham dự;
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với các tổ chức luật sư, công chứng, thừa phát lại và các sở, ban, ngành, địa phương về công tác hộ tịch, chứng thực, theo dõi thi hành pháp luật, quản lý xử lý vi phạm hành chính, phổ biến pháp luật trên địa bàn tỉnh với tinh thần quyết tâm, quyết liệt chấn chỉnh hoạt động, tổ chức thành cổng giao ban công tác tư pháp chuyên đề “công tác theo dõi thi hành pháp luật, xử lý vi phạm hành chính trong quá trình triển khai Dự án Cảng hàng không Quốc tế Long Thành ” và “ công tác hòa giải ở cơ sở và tủ sách pháp luật”, tham gia các nội dung tư vấn pháp lý triển khai thực hiện Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Các công tác tư pháp khác như hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, con nuôi, lý lịch tư pháp; bổ trợ pháp lý, trợ giúp pháp lý; hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; hòa giải ở cơ sở… tiếp tục có những chuyển biến rõ nét, đóng góp tích cực vào quá trình cải cách tư pháp, mang lại nhiều lợi ích cho người dân hơn.
Ông Nguyễn Thanh Bình – Cục trưởng Cục công tác phía Nam, Bộ Tư pháp phát biểu chỉ đạo tại hội nghị (Ảnh: Duy Trường) |
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, ông Nguyễn Thanh Bình – Cục trưởng Cục công tác phía Nam biểu dương, ghi nhận sự nỗ lực, phấn đấu với những kết quả mà đội ngũ công chức, viên chức, người lao động của ngành Tư pháp tỉnh Đồng Nai đã đạt được trong năm qua.
Bên cạnh những kết quả đạt được, so với tiềm năng và thế mạnh của tỉnh Đồng Nai thì công tác tư pháp của tỉnh tuy có nhiều tiến bộ và chuyển biến tích cực nhưng vẫn cần cố gắng hơn nữa để đáp ứng yêu cầu thực tiễn của một tỉnh năm trong vùng trọng điểm kinh tế khu vực phía Nam.
Qua đó, Cục trưởng Cục công tác phía Nam lưu ý nghành tư pháp tỉnh Đồng Nai tập trung nguồn lực để thực hiện tốt một số nhiệm vụ. Cụ thể tập trung quyết tâm thực hiện tốt 04 phương hướng và 09 nhiệm vụ trọng tâm mà Bộ đã đề ra trong năm 2020 và quán triệt triển khai tại Hội nghị toàn quốc triển khai công tác Tư pháp năm 2020.
Tập trung kiện toàn tổ chức bộ máy, hoạt động của các cơ quan tư pháp tại địa phương theo quy định, phát huy hơn nữa vai trò của Tư pháp trong việc tham mưu cho chính quyền tỉnh trong công tác cải cách thể chế, nâng cao chất lượng công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp , hoàn thiện hệ thống pháp luật, nhất là công tác tham mưu cho tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh trong việc giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến sân bay Long Thành;
Đổi mới công tác phổ biến giáo dục pháp luật, tăng tính tương tác để phát huy hiệu quả của công tác này; tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, nuôi con nuôi, lý lịch tư pháp, đăng ký giao dịch bảo đảm, bồi thường nhà nước, hoạt động bổ trợ tư pháp. Quan tâm tham mưu UBND tỉnh để kiện toàn chức danh chủ nhiệm Đoàn luật sư tỉnh, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực công chứng; tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động của Ngành, đổi mới công tác quản lý chỉ đạo, điều hành, lề lối làm việc, siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính.
Tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra, chú trọng công tác hậu kiểm, có các giải pháp phòng ngừa, hạn chế hành vi vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực tư pháp, nhất là lĩnh vực công chứng, luật sư, đấu giá tài sản.
Ban lãnh đạo Sở Tư pháp tỉnh Đồng Nai nhận “Cờ thi đua Nghành Tư Pháp” (Ảnh: Duy Trường) |
Bà Nguyễn Hoà Hiệp – Tỉnh uỷ viên, Phó chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Tư pháp tiếp thu ý kiến chỉ đạo và thảo luận tại hội nghị để hoàn thành nhiệm vụ công tác trong năm 2020: chủ động tham mưu hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của địa phương nhằm kịp thời tạo môi trường pháp lý ổn định để quản lý, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng của Chính phủ với phương châm hành động năm 2020 “Kỷ cương, liêm chính , hành động, trách nhiệm, sáng tạo, hiệu quả” phục vụ Nhân dân, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp và khởi nghiệp, góp phần tăng năng lực cạnh tranh của tỉnh;
Đổi mới, tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp, nhất là về bổ trợ tư pháp, lý lịch tư pháp, nuôi con nuôi, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; đẩy mạnh cải cách hành chính trong nội bộ ngành Tư pháp.
Tập trung thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng, vào chất lượng đội ngũ cán bộ của ngành, nhất là đội ngũ công chức ở cơ sở, kiện toàn tổ chức bộ máy theo Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII và đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp đủ phẩm chất, năng lực để tổ chức triển khai thực hiện và hoàn thành tốt các nhiệm vụ của Ngành được giao;
Phối hợp tham mưu xử lý tốt các vấn đề pháp lý trong quá trình hội nhập quốc tế, chú trọng và có giải pháp hiệu quả phòng ngừa và xử lý (nếu có phát sinh) các tranh chấp đầu tư quốc tế trên địa bàn tỉnh; chủ động phối hợp với các đơn vị tham mưu UBND tỉnh các căn cứ pháp lý vững chắc trong ký kết biên bản ghi nhớ, biên bản hợp tác giữa Đồng Nai với các đối tác;
Đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành, thực hiện tốt cải cách hành chính, mở rộng những cũng đồng thời tăng cường quản lý các tổ chức xã hội hóa, đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động các tổ chức trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; nội bộ ngành cần tiếp tục siết chặt kỷ luật, tăng cường kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm những trường hợp cán bộ, công chức vi phạm pháp luật, tập trung theo dõi thi hành pháp luật trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai.
|