Nhà sản xuất cho biết lợi nhuận hoạt động trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3/2021 dự kiến sẽ giảm xuống 79.5% và thậm chí họ từ chối đưa ra dự báo về lợi nhuận ròng.
Toyota cũng dự báo doanh số hàng năm giảm gần 20%, với mọi đều khu vực bị sụt giảm, dẫn đầu là châu Âu và châu Á. Công ty cho biết thị trường ô tô toàn cầu sẽ "chạm đáy" vào khoảng giữa năm và sau đó phục hồi nhưng cũng cảnh báo rằng tác động của đại dịch đôi khi vẫn sẽ quay lại.
"Tác động của COVID-19 là rất rộng, đáng kể và nghiêm trọng, và dự kiến rằng tình trạng yếu kém này sẽ tiếp tục trong thời gian tới", Toyota cho biết trong tuyên bố của mình. Người khổng lồ ngành xe hơi cho biết sự lây lan của căn bệnh này đã ảnh hưởng đến họ theo một số cách như: phá hoại một số nhà máy trên khắp thế giới, chuỗi cung ứng phụ tùng bị tê liệt và các đại lý bị đóng cửa hoặc đối mặt với sự sụt giảm doanh số.
Các nhà phân phối ô tô cũng phải đóng cửa vì đại dịch. |
Các nhà sản xuất xe hơi trên khắp thế giới đã phải chịu đựng khi đại dịch khiến nền kinh tế toàn cầu đảo ngược. Theo hiệp hội các nhà sản xuất ô tô, lượng sản xuất ở Brazil đã giảm thảm khốc 99% vào tháng Tư vừa qua.
Lợi nhuận từ các đối thủ cạnh tranh toàn cầu của Toyota đã chứng kiến sự sụt giảm tương tự. Tuần trước General Motors báo cáo sự sụt giảm 86% thu nhập trong quý đầu.
Đối thủ nhỏ hơn của Toyota, Honda cũng từ chối đưa ra dự báo hàng năm và tuyên bố lợi nhuận ròng giảm 25,3% so với năm trước. Lợi nhuận hoạt động của Honda đã giảm 12.8% xuống còn 633.63 tỷ Yên (5,9 tỷ USD) khi doanh số giảm 6.0% xuống còn 14.9 nghìn tỷ Yên.
Satoru Takada, nhà phân tích ô tô tại TIW, một công ty nghiên cứu và tư vấn có trụ sở tại Tokyo, nói với AFP rằng Toyota đã đạt được hiệu suất "ổn định" nhưng bất lực trước đại dịch.
"Môi trường kinh doanh của ngành công nghiệp ô tô đã hoàn toàn thay đổi bởi virus tấn công cả cung và cầu. Không ai có thể dự đoán khi nào tác động sẽ giảm bớt và môi trường kinh doanh sẽ như thế nào sau cơn bão bùng phát", nhà phân tích nói thêm.