Du khách "tấn công" tác phẩm điêu khắc "Gia đình nhà hổ Malayan"

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tác phẩm điêu khắc "gia đình nhà hổ Malayan" của nghệ nhân Alice Chang được trưng bày tại khu phố tàu của thành phố Kuala Lumpur từ ngày 13/1 nhằm truyền tải thông điệp về bảo tồn hổ ở Malaysia. Sau chưa đầy một tháng, "gia đình hổ" này đã xuất hiện một loạt "vết thương" gây ra bởi những du khách vô ý thức.

Bằng chứng từ CCTV đã cho thấy hình ành nhiều cá nhân cố gắng trèo lên các con hổ để chơi đùa hoặc chụp ảnh. Những hành động vô ý thức ấy đã tạo ra những vết nứt, vụn vỡ và nhiều hư hại khác cho tác phẩm điêu khắc này.

Tác phẩm điêu khắc "Gia đình hổ Malayan" bị du khách "tấn công". Ảnh: Kwai Chai Hong.

Tác phẩm điêu khắc "Gia đình hổ Malayan" bị du khách "tấn công". Ảnh: Kwai Chai Hong.

Nghệ nhân Alice Chang đã thực hiện tác phẩm này từ các vật liệu tái chế như mảnh gạch vỡ, thạch cao, lưới và khung kim loại vứt đi. Khi phát hiện những "đứa con tinh thần" của mình bị tổn hại, Chang nói rằng cô bị ”sốc hơn là tức giận”.

Nhưng dù đã được cảnh báo, tác phẩm còn được quây lại để ngăn chặn du khách tự động trèo vào nhưng những "chấn thương" vẫn tiếp tục xuất hiện với những con hổ. Chang cho biết, cô cảm thấy vừa buồn, thất vọng vừa tức giận và sau cùng là tò mò.

”Tôi tự hỏi làm thế nào điều này có thể xảy ra và ai tại sao mọi người thể làm một điều tồi tệ như vậy”, cô chia sẻ.

"Thương tật" để lại trên chân một con hổ. Ảnh: Kwai Chai Hong.

"Thương tật" để lại trên chân một con hổ. Ảnh: Kwai Chai Hong.

Theo tờ The Star (Malaysia), đến nay, những con hổ đã được "băng bó" để cho thấy hậu quả của hành động vô trách nhiệm của công chúng. Một "rào chắn tự nhiên” được tạo thành từ đá, thân cây đổ và cành cây cũng được thiết lập xung quanh tác phẩm điêu khắc về gia đình nhà hổ. Các bảng chỉ dẫn cũng đã được bổ sung tại địa điểm lắp đặt. Ngoài ra, có một người bảo vệ cũng túc trực gần đó để ngăn chặn các sự cố có thể xảy ra trong tương lai.

Khi bắt tay vào xử lý vấn đề, Alice Chang chia sẻ vấn đề không phải chỉ cần khắc phục sự cố trên tác phẩm điêu khắc mà điều cần cải thiện còn chính là giáo dục về sự tôn trọng và cách tiếp xúc của công chúng đối với các tác phẩm nghệ thuật công cộng.

Nhiều lời kêu gọi được chia sẻ trên mạng xã hội về việc nâng cao ý thức khi tiếp xúc với các tác phẩm nghệ thuật công chúng. Ảnh: Kwai Chai Hong.

Nhiều lời kêu gọi được chia sẻ trên mạng xã hội về việc nâng cao ý thức khi tiếp xúc với các tác phẩm nghệ thuật công chúng. Ảnh: Kwai Chai Hong.

“Để mọi người nhìn thấy một tác phẩm điêu khắc hổ 'bị thương' và được 'băng bó' có thể sẽ kích hoạt phản ứng mạnh hơn. Nó đã không còn nguyên sơ hay hoàn hảo nữa bởi vì những hành động vô trách nhiệm của con người”, Chang bày tỏ.

Tôn trọng nghệ thuật công cộng tiếp tục là một vấn đề rộng lớn hơn ở Malaysia, liên quan đến việc giáo dục và nhận thức tốt hơn đối với nghệ thuật.

“Nhiệm vụ đặt ra cho chúng tôi là chuyển đổi trải nghiệm tiêu cực này thành một thứ gì đó có tác động rộng rãi hơn đối với cộng đồng - giáo dục mọi người cách tôn trọng nghệ thuật công cộng. Chúng tôi gọi là 'gây tổn thương' để nhấn mạnh rằng hành động vô trách nhiệm của con người có thể ảnh hưởng sâu sắc như thế nào đến một tác phẩm nghệ thuật bất động, và thậm chí cả những con hổ đang sống tại Malaysia", Zeen Chang, quản lý của Bai Chuan Management cho biết.

"Gia đình hổ Malayan" truyền thông điệp về bảo tồn hổ ở Malaysia. Ảnh: Adrian.

"Gia đình hổ Malayan" truyền thông điệp về bảo tồn hổ ở Malaysia. Ảnh: Adrian.

Tất cả số tiền thu được từ việc bán các tác phẩm điêu khắc "Gia đình hổ Malayan" sẽ được quyên góp cho các hoạt động bảo tồn hổ của WWF Malaysia.

Đọc thêm