Dự thảo Luật Hộ tịch: Mọi biến động của cá nhân nằm trong Sổ hộ tịch?

Một người sinh ra, có thể khai sinh ở một nơi, nhưng đăng ký kết hôn hoặc ly hôn, rồi khai tử… lại ở một nơi khác. Cuộc đời mỗi người khi phải qua nhiều nơi cư trú khác nhau đồng nghĩa với việc phải đăng ký hộ tịch cũng ở nhiều nơi, trong khi các sự kiện này lại không được kết nối thành một hệ thống, gây khó khăn cho việc kiểm tra, xác minh khi có nhu cầu. Dự án Luật Hộ tịch đang tìm cách khắc phục tình trạng này.

Một người sinh ra, có thể khai sinh ở một nơi, nhưng đăng ký kết hôn hoặc ly hôn, rồi khai tử… lại ở một nơi khác. Cuộc đời mỗi người khi phải qua nhiều nơi cư trú khác nhau đồng nghĩa với việc phải đăng ký hộ tịch cũng ở nhiều nơi, trong khi các sự kiện này lại không được kết nối thành một hệ thống, gây khó khăn cho việc kiểm tra, xác minh khi có nhu cầu. Dự án Luật Hộ tịch đang tìm cách khắc phục tình trạng này.

Dự án Luật Hộ tịch đang hướng tới việc xây  dựng mô hình đăng ký hộ tịch theo hướng tập trung  một đầu mối. Trong ảnh: Biểu mẫu hộ tịch
Dự án Luật Hộ tịch đang hướng tới việc xây dựng mô hình đăng ký hộ tịch theo hướng tập trung một đầu mối. Trong ảnh: Biểu mẫu hộ tịch

Vì thủ công nên khó xác minh

Trong cuộc sống của mỗi người, việc phải di chuyển nơi cư trú là hết sức phổ biến và bình thường. Di chuyển nơi cư trú đồng thời dẫn đến các sự kiện hộ tịch cũng sẽ được đăng ký ở nhiều nơi khác nhau (khai sinh một nơi, kết hôn một nơi, ly hôn (nếu có) lại một nơi khác. Rồi khai tử, đăng ký lại… lại một nơi. Điều này gây khó khăn cho cả người dân, cơ quan nhà nước khi có nhu cầu kiểm tra, xác minh các biến động liên quan đến nhân thân của con người do hiện tại đang được thực hiện hết sức thủ công và phân tán, không được xâu chuỗi thành một hệ thống, không có sự gắn kết với nhau.

Dự án Luật Hộ tịch đang hướng tới việc xây dựng mô hình đăng ký hộ tịch theo hướng tập trung một đầu mối (mọi biến động về hộ tịch của công dân đều được lưu giữ tại một nơi nhất định nên không phụ thuộc vào sự di chuyển nơi cư trú của cá nhân). Từ đó tạo cơ sở cho việc ứng dụng công nghệ tin học trong quản lý và thống kê hộ tịch, tạo điều kiện tra cứu theo yêu cầu của cơ quan nhà nước và công dân, hướng tới việc kết nối giữa cơ sở dữ liệu hộ tịch với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Đảm bảo sự kết nối

Để đạt được mục tiêu này, Dự thảo Luật hộ tịch sẽ xây dựng theo hướng quy định việc đăng ký hộ tịch sẽ được thực hiện thống nhất vào một loại sổ. Sổ hộ tịch được lập tại nơi đăng ký khai sinh (nơi đăng ký hộ tịch gốc). Khi phát sinh các sự kiện hộ tịch mới thì sẽ ghi trực tiếp vào sổ này.

Theo đó, khi công dân chuyển nơi cư trú và có yêu cầu chuyển nơi đăng ký hộ tịch gốc thì đồng thời chuyển nơi đăng ký hộ tịch. Để chuyển nơi đăng ký hộ tịch công dân phải đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đang lưu trữ sổ hộ tịch sao phần hộ tịch của cá nhân mình, gồm đầy đủ các thông tin trong sổ và khai báo với cơ quan có thẩm quyền đăng ký hộ tịch mới để ghi vào Sổ hộ tịch, đồng thời cập nhật vào cơ sở dữ liệu tại địa phương.

Cơ quan có thẩm quyền đăng ký hộ tịch (nơi đăng ký hộ tịch gốc) có trách nhiệm cấp bản sao hộ tịch cho công dân có yêu cầu đồng thời ghi chú vào sổ hộ tịch việc chuyển nơi đăng ký hộ tịch và cập nhật nội dung này vào cơ sở dữ liệu tại địa phương.

Riêng cơ quan có thẩm quyền đăng ký hộ tịch mới có trách nhiệm tiếp nhận thẩm quyền đăng ký hộ tịch, ghi vào sổ hộ tịch của địa phương mình những nội dung trong bản sao hộ tịch của công dân và cập nhật vào cơ sở dữ liệu hộ tịch.

“Việc quy định chuyển nơi đăng ký hộ tịch như phương án trên tuy làm phát sinh thêm thủ tục hành chính nhưng sẽ bảo đảm được sự kết nối về những biến động hộ tịch của công dân vào một loại Sổ hộ tịch, thống nhất quản lý những biến động về nhân thân của một người tại một nơi, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan quản lý hộ tịch và người dân trong việc tra cứu thông tin”, một thành viên Tổ Biên tập Dự thảo Luật Hộ tịch cho biết.

Khi cần nắm thông tin về hộ tịch của một cá nhân, cơ quan có thẩm quyền chỉ cần kiểm tra Sổ hộ tịch của địa phương nơi đăng ký hộ tịch là có thể nắm được tình trạng biến động về hộ tịch của công dân (kết hôn, ly hôn, thay đổi, cải chính…).

Huy Hoàng

Đọc thêm