Dự thảo Luật phòng chống rửa tiền: Cụ thể quá hóa thừa

Trách nhiệm hàng đầu trong việc phòng chống rửa tiền thuộc về Ngân hàng nhưng rất cần sự phối hợp của các cơ quan liên quan. Đó là điểu không thể phủ nhận được. Tuy nhiên, trong dự thảo luật phòng chống rửa tiền được đưa ra thảo luận chiều nay tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIII, nhiều ý kiến cho rằng không nên quy định quá cụ thể về trách nhiệm của các cơ quan liên quan.

[links()] Trách nhiệm hàng đầu trong việc phòng chống rửa tiền thuộc về Ngân hàng nhưng rất cần sự phối hợp của các cơ quan liên quan. Đó là điểu không thể phủ nhận được. Tuy nhiên, trong dự thảo luật phòng chống rửa tiền được đưa ra thảo luận chiều nay tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIII, nhiều ý kiến cho rằng không nên quy định quá cụ thể về trách nhiệm của các cơ quan liên quan.  

Chiều nay Quốc hội thảo luận về dự án luật phòng chống rửa tiền
Đại biểu Cao Sỹ Kiêm (Thái Bình), Nguyễn Bá thuyền (Lâm Đồng), Trần Tiến Dũng (Hà Tĩnh), Phạm Huy Hùng (Hà Nội), Đỗ Văn Đương (TP.HCM)… đều chung quan điểm không nên quy định quá cụ thể về trách nhiệm của các ngành Tòa án, Viện Kiểm sát, Bộ Công an… trong việc chống rửa tiền. Những quy định đó không nằm ngoài chức năng nhiệm vụ của các cơ quan này đã được Luật quy định. Quy định cụ thể mà lại không đủ so với chức năng của họ thì tốt hơn hết là quy định chung chung. 
Đại biểu Trần Tiến Dũng (Hà Tĩnh) có ý kiến: “Điều 38 quy định trách nhiệm Bộ Công an. Nội dung này cần thiết và quy định đúng thẩm quyền. Nhưng khoản 1 và khoản 2 nên nhập vào nhau, để đảm bảo tính liên tục đặc trưng trong công việc của Bộ Công an. Khoản 3, khoản 4 cũng vậy, nên gộp lại và chuyển thành khoản 2”.
Tỏ ra rất bức xúc về các quy định chi tiết về chức năng các cơ quan có trách nhiệm liên quan, đại biểu Nguyễn Đình Quyền (Hà Nội) nhấn mạnh: “Đã có quy định rồi, tại sao ở các luật chuyên ngành lại vẫn đưa lại, còn đưa không đủ, vừa thiếu, vừa lặp lại. Mà luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã nêu rõ là không quy định lặp lại những vấn đề đã quy định ở các luật khác”.
Liên quan đến vấn đề này, Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) và đại biểu Giàng Thị Bình (Lào Cai) cùng chung quan điểm đề nghị thay từ “xử lý” trong trách nhiệm của Tòa án được quy định tại Điều 44 bằng từ “xét xử.
“Nếu quy định thì phải quy định đúng chức năng, thẩm quyền. Tòa án được giao xét xử, chính như vậy, tòa án không thể “xử lý” mà phải là “xét xử các vụ án được quy định trong Luật. Do vậy, tôi nghĩ cần thiết phải thay thuật ngữ này”, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền bày tỏ.
Vân Tùng

Đọc thêm