Đức thừa nhận cảnh sát đã sử dụng phần mềm gián điệp

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Chính quyền liên bang Đức đã mua phần mềm gây tranh cãi từ công ty Israel vào năm 2019; không rõ liệu các cơ quan tình báo của Berlin có sử dụng các công cụ của công ty hay không.
Các sĩ quan cảnh sát Đức kiểm tra an ninh trong nhà ga tại sân bay Frankfurt, Đức. Ảnh: AP (chụp ngày 11/5/2021)
Các sĩ quan cảnh sát Đức kiểm tra an ninh trong nhà ga tại sân bay Frankfurt, Đức. Ảnh: AP (chụp ngày 11/5/2021)

TheTruyền thông Đức đưa tin, Chính phủ nước này hôm thứ Ba đã thừa nhận việc cơ quan cảnh sát liên bang (BKA) đã sử dụng phần mềm gián điệp Pegasus gây tranh cãi của Israel, thu hút sự chỉ trích ngay lập tức từ các nhóm nhân quyền.

Một ủy ban không công khai của Quốc hội thu thập thông tin từ Chính phủ cho biết, BKA đã mua phần mềm Pegasus từ Tập đoàn NSO của Israel vào cuối năm 2019. Pegasus, có thể bật camera hoặc micrô của điện thoại và thu thập dữ liệu từ các thiết bị bị giám sát.

Pegasus đã bị giám sát toàn cầu sau khi danh sách khoảng 50.000 mục tiêu giám sát tiềm năng từ phần mềm này - bao gồm các nhà báo, nhà hoạt động và chính trị gia - bị rò rỉ vào tháng 7. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đổi điện thoại sau khi số của ông xuất hiện trong danh sách các mục tiêu tiềm năng.

Các nguồn tin quốc hội Đức cho biết, BKA, trực thuộc Bộ Nội vụ, đã sử dụng phần mềm Pegasus "trong một số ít trường hợp". Hiện vẫn chưa rõ liệu các cơ quan tình báo Liên bang Đức (BND) có sử dụng phần mềm này hay không.

Một logo trang trí một bức tường trên một chi nhánh của công ty Tập đoàn NSO của Israel, gần thị trấn Sapir, miền nam Israel. Ảnh: AP (chụp ngày 24/8/2021)

Một logo trang trí một bức tường trên một chi nhánh của công ty Tập đoàn NSO của Israel, gần thị trấn Sapir, miền nam Israel. Ảnh: AP (chụp ngày 24/8/2021)

Ủy ban cho biết pháp luật về quyền riêng tư của Đức chỉ cho phép thu thập dữ liệu trong những điều kiện rất cụ thể, khiến BKA phải mua một phiên bản phần mềm đã tắt một số chức năng gián điệp để phục vụ cho công tác điều tra. Tuy nhiên, không biết những biện pháp bảo vệ nào, nếu có, đã được đưa ra để đảm bảo những tùy chọn đó vẫn chưa được sử dụng.

Nhà lập pháp Greens Konstantin von Notz gọi vụ mua lại Pegasus là “cơn ác mộng đối với pháp quyền” và yêu cầu Chính phủ của Thủ tướng Angela Merkel “giải thích đầy đủ”. Tổ chức Ân xá Quốc tế kêu gọi “các quy định khẩn cấp về mua sắm công phải yêu cầu các cơ quan nhà nước cũng phải xem xét hồ sơ nhân quyền của các công ty khi mua hàng”.

“Chúng tôi muốn biết liệu các nhà báo có bị theo dõi mà họ không biết hay không và liệu các nguồn tin của họ có còn an toàn hay không,” Frank Ueberall, Chủ tịch Liên đoàn Nhà báo Đức nói thêm.

Danh sách các mục tiêu bị cáo buộc của Pegasus bao gồm ít nhất 600 chính trị gia, 180 nhà báo, 85 nhà hoạt động nhân quyền và 65 lãnh đạo doanh nghiệp. NSO đã khẳng định rằng phần mềm của họ chỉ được sử dụng để chống khủng bố và các tội phạm khác.

Tuần trước, Bộ trưởng Ngoại giao Irael Yair Lapid đã bác bỏ những lời chỉ trích về quy định của Tập đoàn NSO, nhưng tuyên bố sẽ đẩy mạnh nỗ lực để đảm bảo phần mềm gián điệp gây tranh cãi của công ty này không rơi vào tay kẻ xấu.

Đọc thêm