“Đừng quá lo người ta thôn tính mình”!

 Hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp  (M&A) đang diễn ra khá sôi động ở Việt Nam, với những thương vụ mua bán lên tới cả  tỷ USD.  Phóng viên Báo PLVN đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Ngọc Bách – Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Cty AsiaInvest- một doanh nghiệp chuyên tư vấn M&A.

Hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp  (M&A) đang diễn ra khá sôi động ở Việt Nam, với những thương vụ mua bán lên tới cả  tỷ USD.  Phóng viên Báo PLVN đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Ngọc Bách – Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Cty AsiaInvest- một doanh nghiệp chuyên tư vấn M&A.

*Có thể mô tả như thế nào về thị trường M&A tại Việt Nam hiện nay, thưa ông?

“Đừng quá lo người ta thôn tính mình”! ảnh 1
 

- Nếu như năm 2000 chỉ ước chừng có 20 thương vụ M&A , giá trị 200 triệu USD thì tới năm 2010 đã nhảy vọt lên đến 450 thương vụ, ước đạt 3 tỷ USD. Tổng giá trị các thương vụ M&A  giai đoạn 2001-2010 đạt gần 10 tỷ USD. M&A giữa các DN  Việt Nam chiếm 65%, M&A có doanh nghiệp nước ngoài tham gia chiếm 35%.

Trong số các vụ M&A thành công, có thể kể tới thương vụ Vinamilk mua 60% cổ phần, trị giá 300 triệu USD của Cty TNHH Miraka Ltd – New Zealand; Cty Kohlberg Kravis Roberts &Co (Mỹ) mua 10% cổ phần, trị giá 159 triệu USD của Cty CP Tiêu dùng Massan; Viettel  mua 60% cổ phần, trị giá 83 triệu USD của Cty Telecommunications d’Haiti SAM – Haiti, tập đoàn này cũng mua 60% cổ phần, trị giá 59 triệu USd của Cty Teletalk Bangladesh Ltd; Cty Oman Investment Fund (Oman) đã mua 60% cổ phần, trị giá 83 triệu USD của Cty CP Bảo hiểm Dầu khí; Cty Fullerton Financial Holdings Pte Ltd (Singapore) đã mua 25% cổ phần của Ngân hàng Phát triển Mekong; Cty Commonwealth Bank of Australia (Úc) mua 19% cổ phần của Ngân hàng Quốc tế Việt Nam (VIB); Cty Orix Corporation (Nhật Bản) mua 15% cổ phần của Quỹ đầu tư Indochina Capital...

Theo dự báo, số thương vụ và giá trị M&A sẽ tiếp tục tăng mạnh, do xu hướng tái cấu trúc, tìm kiếm nguồn vốn bổ sung sau giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 – 2009 và lạm phát cao tại Việt Nam 2011. Khả năng diễn ra một số thương vụ quy môn lớn, nhìn vào triển vọng phát     hành riêng lẻ cho đối tác chiến lược từ cổ phần hóa  các DN lớn như Vinaphone, Mobifone và việc thoái vốn của các quỹ đầu tư nước ngoài…

 

* Để các thương vụ M&A thành công, theo ông cần hội tụ những yếu tố nào?

Theo tôi, cần có cái bắt tay bền chặt của cả đôi bên. Cụ thể, DN  Việt Nam nên xác định rõ các mục tiêu của thương vụ để đưa ra tiêu chí lựa chọn đối tác cụ thể; xây dựng kế hoạch kinh doanh khả thi, minh bạch; đánh giá đầy đủ về tình trạng hiện tại, tiềm năng của DN, từ đó đưa ra mức giá, điều kiện hợp lý; thẩm tra kỹ năng lực của đối tác; nắm được những khác biệt về văn hóa, tư duy trong kinh doanh, xây dựng mối quan hệ tin cậy; quan tâm đến lợi ích lâu dài hơn lợi ích tài chính trước mắt; rà soát kỹ trước khi ký các hợp đồng, thỏa thuận...

Còn đối với bên mua nước ngoài, nên tìm kiếm các DN mục tiêu thực sự chất lượng; nắm được những khác biệt về văn hóa, tư duy trong kinh doanh; xây dựng được mối quan hệ đối tác tin cậy; hiểu rõ động cơ thực hiện thương vụ và tình trạng hiện tại của DN mục tiêu; làm rõ các mục tiêu ưu tiên và lợi ích chung của đôi bên; thực hiện việc soát xét đặc biệt và đánh giá chuyên sâu; thẩm tra về uy tín của DN mục tiêu; cân nhắc kỹ trước khi đưa ra các cam kết; có kế hoạch thoái vốn...

* Nhiều thương vụ hậu M&A, một bên thiệt thòi vì mất quyền quản lý hoặc “lép vế” vì vốn ít, điều này khiến không ít DN “lăn tăn” còn ông bình luận như thế nào?

Các DN  không nên quá suy nghĩ tiêu cực, vì hợp tác là xu thế tất yếu để phát triển. Trong các thương vụ M&A, chỉ cần “biết người, biết ta”. Mọi người quan tâm tới “hậu M&A” – đó là quan tâm tới sự phối hợp, hợp tác giữa hai bên như thế nào. “Bắt tay” với đối tác lớn là để tìm “điểm tựa” về tài chính, quản trị …, chứ không nên quá lo lắng người ta thôn tính mình. Như đã nói ở trên, trước ngưỡng cửa M&A, DN  phải luôn hiểu rõ bản thân với các  điểm mạnh, thế yếu của mình.  

* Xin cám ơn ông!

Mai Hoa (thực hiện)

Đọc thêm