Họ khẳng định chỉ phát hiện thấy trên mạng hành vi của những kẻ lừa đảo, ví dụ như chào bán loại áo phông không hề tồn tại. Tuy nhiên, không thấy có nhà hoạt động nước ngoài nào có hành vi mờ ám liên quan đến các cuộc biểu tình. Đồng thời, các công ty cam đoan rằng, họ “đặc biệt săn lùng những hành vi như vậy” nhằm mục đích phòng ngừa.
Trước đó, bà Susan Rice, cựu cố vấn an ninh quốc gia thời chính quyền Tổng thống Barack Obama, nói rằng Nga có thể đứng đằng sau các cuộc bạo loạn rầm rộ ở Hoa Kỳ.
Theo bà, người Nga có thể thông qua mạng xã hội để kích động cả hai phe tham gia biểu tình. Bà Rice không đưa ra bằng chứng nào để chứng minh cho nhận định của mình. Sau đó, Tổng chưởng lý Hoa Kỳ William Barr cũng tuyên bố có sự can thiệp nước ngoài vào các cuộc biểu tình ở Hoa Kỳ, mà không cáo buộc bất kỳ quốc gia cụ thể nào.
Chính quyền Moskva sau đó đã gọi những lời cáo buộc như vậy là "hồ đồ và vớ vẩn".
Kể từ cuối tháng 5, các cuộc biểu tình rầm rộ bắt nguồn từ cái chết của công dân gốc Phi George Floyd đã nổ ra tại hàng chục thành phố của Mỹ kèm theo tình trạng mất trị an và đụng độ với cảnh sát. Ở một số bang biểu tình biến thành bạo loạn với những hành vi trấn cướp, bắn nhau và đốt phá. Người biểu tình cáo buộc nguyên nhân xảy ra sự việc là do cảnh sát và định kiến phân biệt chủng tộc trong xã hội.