Trong tiếng Pháp Foie Gras hay còn được gọi là gan ngỗng béo là một món ăn cao cấp, tinh tế và nổi tiếng trong văn hóa ẩm thực Pháp.
Bởi hương vị thơm ngon và thành phần dinh dưỡng tuyệt vời, gan ngỗng này chứa nhiều acid béo không bão hòa và được khuyên dùng bởi nó có thể hạ tỷ lệ cholesterol xấu. Món ăn không những nổi tiếng tại Pháp, mà còn phổ biến và nhận được sự yêu thích từ khắp quốc gia trên thế giới.
Hương vị tuyệt hảo của Foie Gras đến từ lớp bơ béo đặc trưng có trong gan ngỗng, gan vịt. Để sản xuất gan ngỗng, gan vịt, người nuôi phải vỗ béo ngỗng hoặc vịt từ 12-18 ngày để gan sản sinh ra mỡ.
Trong giai đoạn này, ngỗng được vỗ béo, với thức ăn đặc biệt, hạt ngô hoặc các loại ngũ cốc khác nên gan sẽ sản sinh ra mỡ và có kích thước to hơn bình thường. Ngày nay, Pháp cũng chính là quốc gia có lượng sản xuất và tiêu thụ Foie Gras lớn nhất thế giới.
Vào mùa thiên di, các loài ngỗng, vịt trời có khả năng tích tụ mỡ trong cơ thể, nhất là lớp mỡ bao quanh gan để đủ năng lượng vượt quãng đường dài về vùng ấm áp. Ngày nay, Pháp là nước tiêu thụ và sản xuất món gan béo lớn nhất thế giới.
Món ăn này nổi tiếng toàn cầu và phổ biến mạnh ở các quốc gia châu Âu và Mỹ. Nhu cầu tiêu thụ gan béo trên toàn nước Pháp là gần 20.000 tấn/năm.
Gan béo tuyệt hảo bởi lớp bơ béo đặc trưng có trong gan ngỗng. Người ta đã chế biến gan ngỗng thành rất nhiều món ăn ngon và lạ.
Điều quan trọng là đừng dùng patê gan ngỗng theo kiểu đè phết thật mạnh lên bánh mì như các loại patê khác mà nên cắt thành lát nhỏ rồi đặt lên miếng bánh mì và thưởng thức từ từ, bởi vị ngon của gan ngỗng nằm ở chỗ phải được thưởng thức cho vẹn nguyên.
Cách chế biến món gan ngỗng được xem là kỳ công hàng bậc nhất trong các loại thực phẩm. Khi áp chảo, lửa phải canh thật chính xác bởi quá nóng thì gan sẽ bị cháy và mất mỡ dẫn đến không còn độ béo, còn thiếu lửa thì gan không chín tới, mùi tanh rất khó ăn.
Miếng gan phải được trở đều sao cho hai mặt vừa vàng sậm, hơi giòn, nhưng bên trong vẫn mềm mại, ăn với xốt giấm đen (xốt được làm bằng giấm balsamic, cô đặc lại còn một phần mười, sau đó tiếp tục nấu với rau húng quế, húng lủi). Món gan ngỗng thường được dùng với xốt dâu.
Thưởng thức gan ngỗng phải từ tốn để cảm nhận vị béo và mùi thơm của gan như tan dần trên đầu lưỡi một cách nhẹ nhàng, quyến rũ đến lạ lùng. Một vị béo nhẹ phảng phất, không gắt, không hăng, trôi lững lờ xuống cổ mà không có cảm giác ngậy.
Cùng với nước xốt thơm thoang thoảng, điểm chua nhẹ và the the ẩn chứa từ húng quế, húng lủi, miếng gan ngỗng bỗng trở nên nồng nàn, xóa tan được dư vị tanh đặc trưng của gan động vật còn vương lại.
Giới đầu bếp ngày nay còn biến tấu gan ngỗng thành những món nước xốt và soup độc đáo. Đây cũng là cách tận thu những phần gan vụn, xay nhuyễn và kết hợp cùng kem béo và các nguyên liệu khác. Tương tự các món soup Âu khác, soup gan ngỗng cũng thường phải có lát bánh mì chấm kèm mới thấy hết sự ngon miệng.
Ẩm thực Pháp phối hợp tinh tế giữa thức ăn và rượu vang: uống giúp ăn thăng hoa trọn vẹn, ăn giúp uống phát huy tiềm năng. Người Pháp có câu: Foie gras come with Sauterne (gan ngỗng phải dùng kèm rượu Sauterne).
Sauterne là loại rượu vang trắng làm từ quả nho để chín nẫu trên cành, độ đường kết tinh cao nên khi làm ra, rượu ngọt lừ, sóng sánh thơm mùi mật ong. Thưởng thức Foie gras phải nhấm nháp chút rượu Sauterne mới gọi là người sành ẩm thực.
Hương vị tuyệt hảo của Foie Gras đến từ lớp bơ béo đặc trưng có trong gan ngỗng/ gan vịt. Để sản xuất gan ngỗng/ gan vịt, người nuôi phải vỗ béo ngỗng, vịt từ 12-18 ngày để gan sản sinh ra mỡ.
Trong giai đoạn này, ngỗng được vỗ béo, với thức ăn đặc biệt, hạt ngô hoặc các loại ngũ cốc khác nên gan sẽ sản sinh ra mỡ và có kích thước to hơn bình thường. Ngày nay, Pháp cũng chính là quốc gia có lượng sản xuất và tiêu thụ Foie Gras lớn nhất thế giới.