Indonesia, quốc gia đã ghi nhận số ca nhiễm hàng ngày kỷ lục vào giữa tháng 2 do biến thể Omicron có khả năng lây truyền cao, đã tiêm phòng đầy đủ cho khoảng 53% 270 triệu dân.
Siti Nadia Tarmizi, người phát ngôn của Bộ Y tế, nói với Reuters rằng hiện Indonesia có 6 triệu liều vaccine hết hạn vào cuối tháng Hai, nhưng chỉ 200.000 liều vacicne AstraZeneca trong số đó đã hết hạn sau khi đã kéo dài thời hạn sử dụng từ sáu tháng lên chín tháng.
"Cơ quan thực phẩm và dược phẩm đã gia hạn thời hạn sử dụng ... dựa trên dữ liệu mới có sẵn về hiệu quả của vaccine," Siti Nadia Tarmizi nói. AstraZeneca chưa có phản hồi về thông tin này.
Các vaccine hết hạn sử dụng là của Sinovac và Moderna Inc và 1,1 triệu liều hết hạn đã được nước này đã loại bỏ, Bộ trưởng Bộ Y tế Budi Gunadi Sadikin cho biết vào tháng Giêng.
Theo các quan chức và tài liệu nội bộ của Tổ chức Y tế Thế giới được Reuters xem xét vào tháng trước, thời hạn sử dụng tương đối ngắn của vaccine AstraZeneca đang làm phức tạp việc triển khai tới các quốc gia nghèo nhất thế giới.
Một số quan chức COVAX và EU cho biết thời hạn sử dụng chỉ sáu tháng kể từ ngày đóng chai là thời hạn sử dụng ngắn nhất trong số các nhà cung cấp hàng đầu cho chương trình chia sẻ vaccine toàn cầu của COVAX.
Hôm thứ Hai, Kurniasih Mufidayati, một thành viên quốc hội Indonesia giám sát y tế, đã kêu gọi Chính phủ đẩy nhanh việc tiêm chủng để tránh vaccine hết hạn vì “dù vaccine miễn phí nhưng việc tiếp nhận và phân phối đều sử dụng ngân sách nhà nước".
Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi cho biết vào tháng trước sau cuộc họp với COVAX và các quan chức WHO rằng họ "hy vọng rằng các nước có thể nhận vaccine có thời hạn sử dụng lâu hơn".
Các quốc gia nghèo hơn đã từ chối hơn 100 triệu liều vaccine COVID-19 do COVAX phân phối vào tháng 12, chủ yếu vì sắp hết hạn sử dụng, một quan chức UNICEF cho biết. Các quốc gia châu Phi loại bỏ gần ba triệu liều vaccine vì hết hạn và đề nghị được tặng những liều có thời hạn sử dụng lâu hơn, các quan chức cho biết.