Tại thị trường vàng trong nước, chốt phiên giao dịch ngày 11/10:
Giá vàng SJC tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - chi nhánh Hà Nội được niêm yết ở mức 57,25-57,97 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Giữ nguyên mức giá cả 2 chiều mua vào và bán ra so với mở đầu phiên giao dịch ngày 11/10. Chênh lệch giá mua-bán vàng là 720.000 đồng/lượng.
Trong khi đó, giá vàng SJC của Tập đoàn Phú Quý đang ở mức 57,35-57,90 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Tăng 50.000 đồng/lượng cả 2 chiều mua vào và bán ra so với mở đầu phiên giao dịch ngày 11/10. Chênh lệch giá mua - bán vàng 550.000 đồng/lượng.
Còn tại Tập đoàn DOJI, giá vàng niêm yết ở mức 57-57,90 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Giữ nguyên mức giá cả 2 chiều mua vào và bán ra so với mở đầu phiên giao dịch ngày 11/10. Chênh lệch giá mua – bán vàng 900.000 đồng/lượng.
Tại thị trường vàng thế giới (cùng giờ Việt Nam): giá vàng được niêm yết ở mức 1.755,40 USD/ounce, giảm 1,7 USD/ounce so với phiên giao dịch trước đó. Quy đổi giá vàng thế giới theo tỷ giá ngân hàng Vietcombank (22.860), tương đương 48,89 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng trong nước 9,08 triệu đồng/lượng.
Giá vàng thế giới giảm khi đồng USD tăng và khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ bắt đầu giảm hỗ trợ kinh tế trong năm nay.
Dữ liệu bảng lương phi nông nghiệp đáng thất vọng không thể ngăn Fed tiến hành giảm thu mua trái phiếu. Tình trạng thiếu hụt lao động đang dẫn đến áp lực tiền lương cao hơn và điều đó có thể làm trầm trọng thêm lạm phát, nghĩa là cuối cùng ngân hàng trung ương sẽ phải can thiệp, nhà phân tích Kyle Rodda của IG Market nhận định.
Vàng được coi là hàng rào chống lại lạm phát và sự giảm giá tiền tệ, có thể xảy ra do áp dụng các biện pháp kích thích quy mô lớn. Việc thu hồi các biện pháp kích thích của Fed có thể giải quyết cả hai điều kiện đó và theo đó làm giảm sức hấp dẫn của vàng.