Tại thị trường vàng trong nước, chốt phiên giao dịch ngày 15/4:
Giá vàng SJC tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - chi nhánh Hà Nội được niêm yết ở mức 54,93-55,32 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), tăng 80.000 đồng/lượng chiều mua vào và tăng 50.000 đồng/lượng chiều bán ra so với mở đầu phiên giao dịch ngày 15/4. Chênh lệch giá mua-bán vàng là 390.000 đồng/lượng.
Trong khi đó, giá vàng SJC của Tập đoàn Phú Quý đang ở mức 55-55,30 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), tăng 100.000 đồng/lượng cả 2 chiều mua vào và bán ra so với mở đầu phiên giao dịch ngày 15/4. Chênh lệch giá mua - bán vàng 300.000 đồng/lượng.
Còn tại Tập đoàn DOJI, giá vàng niêm yết ở mức 54,90-55,25 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), tăng 100.000 đồng/lượng chiều mua vào và tăng 50.000 đồng/lượng chiều bán ra so với mở đầu phiên giao dịch ngày 15/4. Chênh lệch giá mua – bán vàng là 350.000 đồng/lượng.
Tại thị trường vàng thế giới, chốt phiên giao dịch ngày 15/4: Giá vàng được niêm yết ở mức 1.750,40 USD/ounce, tăng 14 USD/ounce so với phiên giao dịch trước đó. Quy đổi giá vàng thế giới theo tỷ giá ngân hàng Vietcombank (23.160), tương đương 49,39 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng trong nước 5,93 triệu đồng/lượng.
Giá vàng thế giới tăng cao do đồng USD và lợi suất trái phiếu Mỹ giảm, trong khi giới đầu tư chờ đợi dữ liệu trợ cấp thất nghiệp và doanh số bán lẻ tháng 3 của Mỹ để có cái nhìn rõ hơn về sự phục hồi của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Đồng USD suy yếu sau phát biểu từ phía Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) và quyết định chấp nhận lạm phát cao của ngân hàng trung ương đã hỗ trợ vàng. Trong khi đó, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ xuống mức gần đáy 3 tuần giúp giảm chi phí cơ hội sở hữu tài sản không sinh lời như vàng.
Bên cạnh đó, ngày 14/4, Chủ tịch Fed Jerome Powell cũng cho biết ngân hàng trung ương sẽ giảm thu mua trái phiếu trước khi nâng lãi suất, theo đó làm rõ sẽ phải mất hàng tháng đến hàng năm nếu muốn điều chỉnh chính sách tiền tệ.