Tại thị trường vàng trong nước, chốt phiên giao dịch cuối ngày 29/3: giá vàng SJC tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - chi nhánh Hà Nội được niêm yết ở mức 54,77-55,19 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), giảm 80.000 đồng/lượng cả 2 chiều mua vào và bán ra so với mở đầu phiên giao dịch sáng ngày 29/3. Chênh lệch giá mua-bán vàng là 420.000 đồng/lượng.
Trong khi đó, giá vàng SJC của Tập đoàn Phú Quý đang ở mức 54,80-55,15 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), giảm 100.000 đồng/lượng chiều mua vào và giảm 150.000 đồng/lượng chiều bán ra so với mở đầu phiên giao dịch sáng ngày 29/3. Chênh lệch giá mua - bán vàng 350.000 đồng/lượng.
Còn tại Tập đoàn DOJI, giá vàng niêm yết ở mức 54,75-55,20 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), giảm 100.000 đồng/lượng cả 2 chiều mua vào và bán ra so với mở đầu phiên giao dịch sáng ngày 29/3. Chênh lệch giá mua – bán vàng là 450.000 đồng/lượng.
Tại thị trường vàng thế giới, chốt phiên giao dịch cuối ngày 29/3, giá vàng được niêm yết ở mức 1.724,90 USD/ounce, giảm 8,4 USD so với phiên giao dịch sáng 29/3. Quy đổi giá vàng thế giới theo tỷ giá ngân hàng Vietcombank (23.160), tương đương 48,67 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng trong nước 6,52 triệu đồng/lượng.
Giá vàng thế giới giảm do chịu áp lực từ đồng USD và thị trường chứng khoán toàn cầu tăng nhờ triển vọng kinh tế cải thiện.
Bên cạnh đó, thị trường đang chờ đợi gói chi tiêu cơ sở hạ tầng của Tổng thống Joe Biden. Gói này sẽ trị giá 3 nghìn tỷ USD đến 4 nghìn tỷ USD và có thể sẽ bao gồm hàng tỷ doanh thu thuế mới. Dự kiến sẽ được công bố vào thứ Tư.
Lợi suất trái phiếu tăng cũng gây thêm áp lực cho kim loại quỹ.
Theo chiến lược gia thị trường tại CMC Markets, lợi suất là đối đe dọa lớn đối với vàng trong ngắn hạn. Nếu tình trạng bán tháo trên thị trường lãi suất tìm được thêm động lực, giá vàng có thể giảm xuống dưới mốc 1.700 USD một cách nhanh chóng.
Lợi suất trái phiếu neo ở gần mức cao nhất một năm, theo đó làm tăng chi phí cơ hội sở hữu tài sản không sinh lời như vàng.