Giá vàng thế giới lao dốc

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Mở đầu phiên giao dịch sáng nay - 1/6, giá vàng thế giới sụt mạnh. Trong khi đó, giá vàng trong nước tăng - giảm trái chiều giữa các thương hiệu.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Tại thị trường vàng trong nước, giao dịch lúc 8h sáng nay:

Giá vàng SJC tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - chi nhánh Hà Nội được niêm yết ở mức 68,30-69,32 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Giữ nguyên mức giá cả 2 chiều mua vào và bán ra so với phiên giao dịch sáng qua. Chênh lệch giá mua-bán vàng là 1,02 triệu đồng/lượng.

Trong khi đó, giá vàng SJC của Tập đoàn Phú Quý đang ở mức 68,30-69,10 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Giảm 100.000 đồng/lượng cả 2 chiều mua vào và bán ra so với phiên giao dịch sáng qua. Chênh lệch giá mua – bán vàng là 800.000 đồng/lượng.

Còn tại Tập đoàn DOJI, giá vàng SJC được niêm yết ở mức 68,30-69,20 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Tăng 100.000 đồng/lượng chiều mua vào và tăng 50.000 đồng/lượng chiều bán ra so với phiên giao dịch sáng qua. Chênh lệch giá mua – bán vàng là 900.000 đồng/lượng.

Tại thị trường vàng thế giới (cùng giờ Việt Nam): giá vàng được niêm yết ở mức 1.834,40 USD/ounce, giảm 12,9 USD/ounce so với phiên giao dịch sáng qua. Quy đổi giá vàng thế giới theo tỷ giá ngân hàng Vietcombank (23.330), tương đương 52,14 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng trong nước 17,18 triệu đồng/lượng.

Giá vàng thế giới giảm mạnh do Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ tăng cao hơn đạt 2,802%, làm giảm sức hấp dẫn của kim loại quý, trong khi đồng USD mạnh lên khiến vàng trở nên đắt đỏ hơn đối với người mua bằng ngoại tệ khác.

Trong khi giá vàng thế giới được cho là đang nhận được sự “hậu thuẫn” từ nhiều yếu tố, thì cũng có nhiều ý kiến cho rằng khả năng tăng giá không khả thi. Thị trường vàng hiện không có nhiều phản ứng với các dữ liệu kinh tế mới nhất, trong khi kim loại màu vàng có thể ngay lập tức chịu áp lực bán mới khi vừa nhận được sự quan tâm.

Nhìn về mặt tích cực đối với thị trường vàng, các chuyên gia cho rằng, việc giá “vàng đen” tăng cao có thể khiến lạm phát ngày càng “nóng” và điều này có thể gây ra một cuộc khủng hoảng dầu theo kiểu thập niên 1980. Những lo ngại trên sẽ tiếp tục hỗ trợ cho giá kim loại quý.