Tại thị trường vàng trong nước, chốt phiên giao dịch ngày 7/10:
Giá vàng SJC tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - chi nhánh Hà Nội được niêm yết ở mức 57,15-57,87 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Tăng 400.000 đồng/lượng cả 2 chiều mua vào và bán ra so với mở đầu phiên giao dịch ngày 7/10. Chênh lệch giá mua-bán vàng là 720.000 đồng/lượng.
Trong khi đó, giá vàng SJC của Tập đoàn Phú Quý đang ở mức 57,25-57,75 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Tăng 20.000 đồng/lượng chiều mua vào và tăng 50.000 đồng/lượng chiều bán ra so với mở đầu phiên giao dịch ngày 7/10. Chênh lệch giá mua - bán vàng 500.000 đồng/lượng.
Còn tại Tập đoàn DOJI, giá vàng niêm yết ở mức 56,85-57,75 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Tăng 150.000 đồng/lượng cả 2 chiều mua vào và bán ra so với mở đầu phiên giao dịch ngày 7/10. Chênh lệch giá mua – bán vàng 900.000 đồng/lượng.
Tại thị trường vàng thế giới (cùng giờ Việt Nam): giá vàng được niêm yết ở mức 1.754,40 USD/ounce, giảm 9 USD/ounce so với phiên giao dịch trước đó. Quy đổi giá vàng thế giới theo tỷ giá ngân hàng Vietcombank (22.860), tương đương 48,86 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng trong nước 9,01 triệu đồng/lượng.
Giá vàng thế giới giảm khi khi dữ liệu việc làm của Mỹ được công bố. Báo cáo có thể xác định kế hoạch bình thường hóa chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Với số việc làm mới ở Mỹ ghi nhận mức cao kỷ lục, báo cáo bảng lương phi nông nghiệp bất ngờ tích cực sẽ tác động tới thị trường vàng nhưng không gây ra đợt bán tháo lớn, theo Casten Menke, chuyên gia phân tích của julius Baer.
Trong khi đó, số liệu việc làm tư khu vực nhân tốt trong tháng 9, được công bố trước báo cáo việc làm phi nông nghiệp, đã thúc đẩy thị trường đặt cược rằng Fed có thể sớm bắt đầu thắt chặt các biện pháp kích thích tiền tệ.
Việc giảm kích thích kinh tế và lãi suất cao sẽ làm tăng lợi suất trái phiếu và theo đó làm tăng chi phí cơ hội sở hữu tài sản không sinh lời như vàng.