Giá vàng xa mục tiêu kiểm soát

Thị trường vàng Việt Nam đã chứng kiến những ngày tăng tới mức kỉ lục. Đồng nghĩa với việc mục tiêu “giữ khoảng cách giá vàng trong nước và thế giới ở mức 400 ngàn đồng/lượng” của Thống đốc Nguyễn Văn Bình dường như ngày càng xa với…

Thị trường vàng Việt Nam đã chứng kiến những ngày tăng tới mức kỉ lục. Đồng nghĩa với việc mục tiêu “giữ khoảng cách giá vàng trong nước và thế giới ở mức 400 ngàn đồng/lượng” của Thống đốc Nguyễn Văn Bình dường như ngày càng xa vời…

Thống đốc Bình khó giữ được lời hứa thu hẹp khoảng cách giá vàng trong nước  và quốc tế. Ảnh minh họa
Thống đốc Bình khó giữ được lời hứa thu hẹp khoảng cách giá vàng trong nước và quốc tế. Ảnh minh họa

Giá vàng sẽ tăng tiếp

Thị trường vàng thế giới tuần qua đã chứng kiến những phiên dậy sóng. Ngay trong ngày giao dịch đầu tuần, giá vàng giao ngay tại New York đã có thời điểm tăng dựng đứng từ mức 1768 USD/ounce lên 1792 USD/ounce trước khi thoái lui và đóng cửa ở 1775,2 USD/ounce.

Liên tiếp các phiên sau đó đồ thị giá có những biến động mạnh trong đó đáng chú ý nhất là phiên 4/10 khi giá đóng cửa đạt 1790,3 USD sau khi đã lên tới 1.795,69 USD/ounce. Dù không giữ được mức cao này và chốt tuần giao dịch tại 1778 USD/ounce, giá vàng vẫn nhích nhẹ 0,6% so với đầu tuần. Hợp đồng vàng giao tháng 12 cũng tăng 0,39% lên 1780,8 USD/ounce.

Tại thị trường trong nước, sáng ngày 5/10, vàng trong nước tiếp tục diễn biến theo nhịp điệu trong phiên liền trước với giá tăng theo từng giờ và tới gần cuối giờ sáng đã lên tới trên 48,4 triệu đồng/lượng. Tính chung 5 ngày giao dịch trong tuần, giá vàng trong nước đã tăng thêm gần 1 triệu đồng/lượng. Và nếu so sánh với mức đầu năm, giá vàng SJC đã cao hơn gần 5 triệu đồng/lượng, tương đương khoảng 11-12%.

Với mức này, vàng nội đang cao hơn giá ngoại hơn 3,2 triệu đồng/lượng. Nếu hôm 19/9 khi mà NHNN yêu cầu Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) triển khai gia công hơn 350.000 lượng vàng, mức chênh lệnh này khoảng 2 triệu đồng, thì rõ ràng mức chênh lệch đang được nới rộng ra.

Khảo sát của Kitco với 33 nhà phân tích, thương nhân và nhà quản lý quỹ về xu hướng thị trường tuần từ 8 – 12/10 cho thấy, có 23 người phản hồi, trong đó 18 người dự báo giá tăng, 3 cho rằng sẽ giảm và 2 ý kiến trung lập. Trong đó, ở trường phái dự báo giá tăng, ông Dan Pavilonis, nhà môi giới hàng hóa cao cấp của RJO Futures, nhận xét giá vàng đã chịu ảnh hưởng bất lợi từ báo cáo việc làm của Mỹ.

Tuy nhiên, giá vẫn sẽ vượt mức 1.800 USD/ounce trong tuần tới nhờ sự trở lại của các nhà đầu tư Trung Quốc sau kỳ nghỉ dài ngày. Ông Pavilonis cũng cho biết sẽ chú ý tới tình hình ở châu Âu để xem liệu Tây Ban Nha có lên tiếng xin một gói viện trợ từ quốc tế hay không. Nếu điều đó xảy ra thì đồng nghĩa với thanh khoản trên thị trường sẽ tăng và tạo cơ hội cho giá vàng.

Frank Lesh, nhà môi giới của công ty FuturePath Trading, nhận định, nhìn chung giá vàng nhiều khả năng tăng trong tuần tới. Theo ông, dù một số nhà đầu tư đã chốt lời sớm, song động thái gom vàng của các ngân hàng trung ương và chính sách kinh tế nới lỏng từ Mỹ tới châu Âu sẽ là động lực đẩy dòng vốn hướng tới vàng.

Ngoài ra, các vấn đề mà nhà đầu tư quan tâm trong tuần tới là sự biến động của cặp tỷ giá USD/Euro. Đồng USD suy yếu sẽ tiếp tục hỗ trợ cho giá vàng. Thêm vào đó, cũng cần chú ý đến nhu cầu vàng vật chất xem có tăng như nhu cầu đầu tư hay không. Trong tuần trước, các quỹ ETF ồ ạt gom vàng, với lượng nắm giữ ở mức cao chưa từng có trong lịch sử.

Biện pháp quản lý mới chưa thắng tâm lý cũ

Như vậy, mặc dù NHNN đã có những động thái can thiệp, nhưng theo nhận định của nhiều đơn vị kinh doanh vàng, diễn biến giá đang phản ánh một thực tế là sức cầu vàng trên thị trường nội địa đang áp đảo cung. Trong mấy phiên trước trên thị trường đã có cảnh người dân xếp hàng để mua vàng SJC, lượng mua gấp khoảng 2 lần so với bán, thậm chí vàng SJC ra tới đâu thị trường ngốn hết tới đó. Ngay cả tại các phiên ngày 4-5/10, khi giá vàng lên đến hơn 48 triệu đồng/lượng và giá vàng nội đang cao hơn vàng ngoại quy đổi tới hơn 3 triệu đồng/lượng, thì cũng có nhiều người sẵn sàng mua vào.

Như vậy, để kéo chênh lệch giá vàng trong nước và giá vàng quốc tế về mức kỳ vọng khoảng 400.000 đồng/lượng  (tức là cân bằng, chỉ chênh phí và thuế) thì nhu cầu mua vàng trong nước phải được giảm đi hoặc được đáp ứng đầy đủ. Nhưng có vẻ như lúc này việc cân bằng cung-cầu trong nước có vẻ rất khó khăn dù thị trường vang bị thu hẹp khi các kênh đầu tư khác khó khăn và xu hướng tăng giá của vàng trên thế giới đã khiến nhu cầu đầu tư vào vàng không những không giảm. Bên cạnh việc các ngân hàng phải mua để cân đối, thì người dân vẫn đang duy trì việc mua vàng như một cách thức cất giữ tài sản an toàn như là một thói quen có từ nhiều đời.

Tuy nhiên, trên thị trường cũng xuất hiện những nghi vấn về chuyện làm giá, nhất là khi có sự chênh lệch giá quá lớn giữa vàng SJC và phi SJC.

Hoạt động huy động vàng tại các ngân hàng sẽ bị chấm dứt từ ngày 25/11/2012. Theo nhận định của các chuyên gia, đây sẽ là một mốc quan trọng tác động tới thị trường vàng, bởi từ trước tới nay, hệ thống ngân hàng đóng vai trò không nhỏ trong cán cân cung – cầu trên thị trường, và hơn hết, tác động mạnh mẽ tới tâm lý người dân.

P.V.

Đọc thêm