Giải lan toả kết quả hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp, tinh thần thượng tôn Hiến pháp, pháp luật

(PLVN) - Thiết thực hướng đến Kỷ niệm 80 năm ngày Truyền thống của ngành Tư pháp Việt Nam (28/8/1945 – 28/8/2025) và Đại hội Thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ VI, 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), phát huy vai trò của báo chí, nâng cao chất lượng công tác thông tin truyền thông, góp phần tích cực xây dựng Bộ, ngành Tư pháp ngày càng phát triển, sáng 22/11, Bộ Tư pháp phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất (gọi chung là Giải báo chí).
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng Ban tổ chức phát biểu tại buổi lễ.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng Ban tổ chức phát biểu tại buổi lễ.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng Ban tổ chức chủ trì buổi lễ. Tham dự Lễ phát động có bà Phan Thị Quỳnh Mai, Phó Vụ trưởng Vụ Báo chí xuất bản, Ban Tuyên giáo Trung ương; bà Đặng Thị Phương Thảo, Phó Cục trưởng Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông; ông Vũ Đình Long, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; ông Kiều Thanh Hùng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo TP Hà Nội; bà Nguyễn Thị Mai, Tổng Thư ký Liên đoàn Luật sư Việt Nam cùng đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ, ngành Tư pháp.

Về phía Báo Pháp luật Việt Nam – Cơ quan thường trực tổ chức giải có Tổng biên tập, T.S Vũ Hoài Nam, Phó trưởng Ban tổ chức. Các Phó Tổng biên tập: Trần Ngọc Hà và Vũ Hồng Thúy cùng đại diện các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, đại diện các cơ quan thông tấn báo chí.

Tham dự Lễ phát động có đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành liên quan. Về phía Báo Pháp luật Việt Nam – Cơ quan thường trực tổ chức giải có Tổng biên tập, T.S Vũ Hoài Nam, Phó trưởng Ban tổ chức; Phó Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam Trần Ngọc Hà và Vũ Hồng Thúy; cùng đại diện các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp; đại diện các cơ quan thông tấn báo chí.

Cảnh buổi lễ.

Cảnh buổi lễ.

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng ban tổ chức Giải điểm lại các kết quả trong quá trình hình thành và phát triển của Bộ Tư pháp, nhấn mạnh việc tổ chức Giải báo chí có ý nghĩa rất quan trọng, kịp thời để lan toả kết quả hoạt động trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của Bộ, ngành Tư pháp. Đồng thời tăng cường công tác truyền thông pháp luật; lan toả tinh thần thượng tôn Hiến pháp, pháp luật; góp phần phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; qua đó thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế xã hội hướng tới Kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng (3/2/1930 – 3/2/2030).

Phó Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam Trần Ngọc Hà giải đáp các câu hỏi của các đại biểu/nhà báo tham dự

Phó Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam Trần Ngọc Hà giải đáp các câu hỏi của các đại biểu/nhà báo tham dự

Với ý nghĩa đó, Thứ trưởng mong muốn các cơ quan thông tấn báo chí, nhà báo, phóng viên, biên tập viên quan tâm, hưởng ứng, có những bài viết chất lượng; giới thiệu những tấm gương người tốt, việc tốt, gương sáng pháp luật. Thứ trưởng cũng đề nghị các nhà báo, phóng viên sẽ tham gia nhiều tuyến bài khác nhau, ưu tiên tập trung vào các chuyên đề lớn như: công tác triển khai Thông báo số 108-TB/VPTW về kết luận của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp; việc đổi mới tư duy, cách làm trong xây dựng và thi hành pháp luật; phản ánh có tính chất phát hiện các vướng mắc về thể chế để cùng Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương hoàn thiện thể chế…

Về công tác tổ chức, Thứ trưởng yêu cầu Ban Tổ chức Giải chú trọng truyền thông, lan toả thông điệp, mục tiêu của Giải nhằm thu hút những “cây viết” chất lượng trên khắp cả nước; đồng thời đề nghị Ban Giám khảo thực hiện đánh giá công tâm, khách quan nhằm lựa chọn ra những tác phẩm xuất sắc.

Chia sẻ tại buổi lễ, bà Đặng Thị Phương Thảo, Phó Vụ trưởng Vụ báo chí Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, Giải báo chí lần này cũng là cách để chúng ta lan tỏa, tuyên truyền, phổ biến pháp luật tới nhân dân, đặc biệt là những điểm sáng, cách làm mới trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Đây cũng là cơ hội dịp để Bộ Tư pháp hình thành hệ thống dữ liệu lớn về việc tuyên truyền, phổ biến háp luật.

Bà Đặng Thị Phương Thảo, Phó Cục trưởng Vụ báo chí Bộ Thông tin và Truyền thông chia sẻ tại buổi lễ.

Bà Đặng Thị Phương Thảo, Phó Cục trưởng Vụ báo chí Bộ Thông tin và Truyền thông chia sẻ tại buổi lễ.

Theo bà Thảo, thông qua Giải báo chí này, Bộ Tư pháp có mạng lưới kết nối những người làm báo chí phụ trách, theo dõi ngành Tư pháp, để lãnh đạo Bộ có cái nhìn tổng quan, hiện nay 800 cơ quan báo chí, có bao nhiêu phóng viên đang theo dõi mảng tư pháp, họ đang mang lại những thông tin gì cho bạn đọc về lĩnh vực ngành Tư pháp.

Ông Nguyễn Chiến Thắng, Báo Quân đội Nhân dân phát biểu

Ông Nguyễn Chiến Thắng, Báo Quân đội Nhân dân phát biểu

Tại buổi lễ phát động, các đại biểu tham dự, các nhà báo chung nhận xét việc tổ chức Giải báo chí này là sự kiện có ý nghĩa rất quan trọng để tôn vinh những đóng góp của ngành Tư pháp, khẳng định vai trò của báo chí trong việc lan tỏa những giá trị tốt đẹp, tích cực trong xã hội hiện nay; nhằm khẳng định vai trò của ngành Tư pháp – ngành quan trọng trong việc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay; Đề nghị Ban tổ chức tổ chức giải công tâm, công bằng, duy trì Giải thường xuyên; Bộ Tư pháp cần phối hợp chặt chẽ với các địa phương, các cơ quan báo chí nhằm khuyến khích các nhà báo tham gia để lan tỏa các lĩnh vực trong ngành Tư pháp; tin tưởng rằng Giải báo chí này sẽ thành sự kiện tiêu biểu, tạo mạnh mẽ, động lực mạnh mẽ cho toàn ngành….

Ông Kiều Thanh Hùng, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Hà Nội phát biểu tại buổi lễ.

Ông Kiều Thanh Hùng, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Hà Nội phát biểu tại buổi lễ.

Thay mặt ban tổ chức, Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam, T.S Vũ Hoài Nam gửi lời cảm ơn đại diện các cơ quan, đơn vị liên quan; gửi lời cảm ơn các nhà báo, phóng viên. Tổng biên tập Vũ Hoài Nam mong các nhà báo, phóng viên lan tỏa Giải báo chí toàn quốc về ngành tư pháp lần thứ nhất./.

Đọc thêm