Giải pháp giúp ĐBSCL trước hạn hán và xâm nhập mặn

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Ngày 15/5, tại TP Cần Thơ, Báo Sài Gòn Giải Phóng phối hợp UBND TP Cần Thơ và Viện Nghiên cứu - Phát triển Kinh tế tuần hoàn (Đại học Quốc gia TPHCM) tổ chức Hội thảo với chủ đề “Giải pháp cấp thiết bảo vệ vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)”. Hội thảo được tổ chức nhằm mục tiêu bàn giải pháp giúp ĐBSCL ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt là ứng phó với tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn.

Phát biểu tại hội thảo, Bí thư Thành uỷ Cần Thơ Nguyễn Văn Hiếu cho biết: Thời gian qua Chính phủ và các bộ ngành đã dành sự quan tâm lớn, có nhiều chủ trương, chính sách để tháo gỡ khó khăn và phát huy thế mạnh, tiềm năng của vùng. Đồng thời, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị quyết về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu.

Ông Nguyễn Văn Hiếu – Bí thư Thành uỷ Cần Thơ (đứng thứ 2 từ phải sang trái) trao đổi với các chuyên gia về vấn đề biến đổi khí hậu tại ĐBSCL.

Ông Nguyễn Văn Hiếu – Bí thư Thành uỷ Cần Thơ (đứng thứ 2 từ phải sang trái) trao đổi với các chuyên gia về vấn đề biến đổi khí hậu tại ĐBSCL.

Việc triển khai thực hiện nghị quyết này trong những năm qua đã và đang mang lại nhiều kết quả tích cực, góp phần hóa giải được nhiều thách thức trong sản xuất nông nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế nói chung. Tuy nhiên, biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan, nước biển dâng, nguồn nước ngầm suy giảm và sự hình thành nhiều đập thủy điện ở khu vực thượng nguồn sông Mekong khiến vùng ĐBSCL đối mặt với sụt lún, sạt lở đất, hạn hán, xâm nhập mặn, thiếu nước sản xuất – sinh hoạt ngày càng nghiêm trọng.

“Thời gian qua, chúng tôi luôn trăn trở trước những thiệt hại, hậu quả nặng nề do biến đổi khí hậu gây ra với địa phương và cả vùng. Tại hội thảo hôm nay, tôi mong muốn nhận được nhiều ý kiến góp ý, hiến kế tâm huyết, chia sẻ kinh nghiệm, qua đó chung tay cùng địa phương tìm ra giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu”, Bí thư Thành uỷ Cần Thơ nhấn mạnh.

Cần sớm tìm ra giải pháp để tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn không còn là nỗi ám ảnh của người dân vùng ĐBSCL.

Cần sớm tìm ra giải pháp để tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn không còn là nỗi ám ảnh của người dân vùng ĐBSCL.

Ông Tăng Hữu Phong – Tổng Biên tập Báo Sài Gòn Giải Phóng (đại diện đơn vị tổ chức hội thảo) cũng cho biết, hậu quả và hệ luỵ của biến đổi khí hậu là rất nặng nề, tác động đến nhiều mặt của đời sống xã hội. Trong đó, không chỉ gây thiệt hại lớn về tài sản, kinh tế mà còn đe dọa đến sự an toàn, tính mạng của hàng triệu người dân miền Tây, cũng như tạo ra nguy cơ mất an ninh lương thực quốc gia và toàn cầu.

Tham luận tại hội thảo, PGS -TS Phan Thanh Bình, Nguyên Giám đốc Đại học Quốc gia TP HCM, Nguyên Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội khóa 14, cho biết yếu tố con người tại chỗ là một trong những nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu. Bởi, cần xem lại chúng ta đã đối xử với môi trường như thế nào, để rồi dẫn đến tình trạng biến đổi khí hậu, hạn hán, sụp lún, thiếu nước như hiện nay.

Theo PGS -TS Phan Thanh Bình, Nguyên Giám đốc Đại học Quốc gia TP HCM, Nguyên Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội khóa 14, yếu tố con người tại chỗ là một trong những nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu.

Theo PGS -TS Phan Thanh Bình, Nguyên Giám đốc Đại học Quốc gia TP HCM, Nguyên Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội khóa 14, yếu tố con người tại chỗ là một trong những nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu.

Theo PGS -TS Phan Thanh Bình, hiện vấn đề sụp lún, xâm nhập mặn và thiếu nước ngọt phải chăng có vấn đề từ việc khai thác cát, khai thác nước ngầm; hay việc ô nhiễm môi trường dẫn đến biến đổi khí hậu là do chưa có giải pháp kiểm soát hiệu quả lượng phát thải từ sản xuất kinh doanh, sinh hoạt ra môi trường. Vì vậy, để tìm ra giải pháp căn cơ, thuận thiên để bảo vệ ĐBSCL trước biến đổi khí hậu thì cần xác định rõ nguyên nhân của vấn đề. Đồng thời, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức của người dân, trong việc bảo vệ môi trường, sử dụng tối ưu nguồn nước và giảm lượng phát thải trong sinh hoạt, sản xuất canh tác ra môi trường.

Cũng tại hội thảo, các đại biểu, chuyên gia đã thảo luận và đề xuất các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt là ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn. Điển hình như: Đề xuất xây dựng các công trình hồ chứa nước lũ, vật dụng chứa nước mưa; xây dựng nhà máy xử lý nước mặn thành nước ngọt; hạn chế khai thác nước ngầm, bổ cập nhân tạo nước dưới đất; tiết kiệm nước, sử dụng nước tuần hoàn; nghiên cứu sử dụng vật liệu thay thế cho cát nhằm giảm lượng phát thải ra môi trường, nhằm hạn chế sụp lún do khai thác cát sông…

Đọc thêm