Gian nan làng nghề làm đá Bửu Long

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nằm nép mình bên sông Đồng Nai, làng nghề làm đá Bửu Long, thuộc phường Bửu Long, TP Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai đã trải qua lịch sử hàng trăm năm. Nơi đây, hiện vẫn còn nhiều hộ gia đình tâm huyết với nghề. Nghề đá Bửu Long được xem là làng nghề thủ công lâu đời nhất của vùng đất Đồng Nai, ngày đêm sáng tạo nên những tác phẩm nghệ thuật tinh xảo từ đá.
Theo "Gia Định thành thông chí" của Trịnh Hoài Đức (1765 -1825) ghi rằng, nhóm Cao, Lôi, Liêm của Trần Thượng Xuyên do không chịu sự thuần phục của nhà Thanh (Trung Quốc) đã vượt biển đến sinh sống tại xứ Bàn Lân (Biên Hòa ngày nay). Những cư dân này mang theo nghề làm đá đã cùng với người Việt bản địa lập nên làng nghề điêu khắc đá. Do đó, làng nghề điêu khắc đá Bửu Long được khởi dựng từ giai đoạn này và xem như có tuổi đời khoảng 300 năm.

Theo "Gia Định thành thông chí" của Trịnh Hoài Đức (1765 -1825) ghi rằng, nhóm Cao, Lôi, Liêm của Trần Thượng Xuyên do không chịu sự thuần phục của nhà Thanh (Trung Quốc) đã vượt biển đến sinh sống tại xứ Bàn Lân (Biên Hòa ngày nay). Những cư dân này mang theo nghề làm đá đã cùng với người Việt bản địa lập nên làng nghề điêu khắc đá. Do đó, làng nghề điêu khắc đá Bửu Long được khởi dựng từ giai đoạn này và xem như có tuổi đời khoảng 300 năm.

Vào trước thập niên 90 của thế kỷ trước, khi đường Huỳnh Văn Nghệ (P. Bửu Long) còn là đường đất đỏ, chưa được thảm nhựa thì các cơ sở chế tác đá của làng nghề đá Bửu Long nằm dọc hai bên đường. Sau này khi kinh tế phát triển, đường được mở rộng, dân cư về ở đông đúc thì chính quyền địa phương đã quy hoạch di dời các cơ sở này vào khu vực quần thể núi Bửu Long.

Vào trước thập niên 90 của thế kỷ trước, khi đường Huỳnh Văn Nghệ (P. Bửu Long) còn là đường đất đỏ, chưa được thảm nhựa thì các cơ sở chế tác đá của làng nghề đá Bửu Long nằm dọc hai bên đường. Sau này khi kinh tế phát triển, đường được mở rộng, dân cư về ở đông đúc thì chính quyền địa phương đã quy hoạch di dời các cơ sở này vào khu vực quần thể núi Bửu Long.

Qua 3 thế kỷ gìn giữ, với nhiều thăng trầm, làng nghề điêu khắc đá Bửu Long đã sản sinh ra nhiều nghệ nhân tài hoa. Sản phẩm đá Bửu Long có mặt khắp nơi trong cả nước và đang vươn ra thị trường nước ngoài như: Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc, Nhật Bản... Người thợ điêu khắc đá ngoài việc hành nghề còn trao truyền cho lớp kế cận. Theo truyền thống, nghề điêu khắc đá mỹ nghệ được duy trì theo hình thức cha truyền con nối, truyền nghề theo hình thức cầm tay chỉ việc. Ngày nay, tính chất gia truyền này được nới lỏng do sự mở rộng phạm vi hoạt động của nghề và đặc biệt là sự thiếu hụt nguồn lao động có trình độ cao.

Qua 3 thế kỷ gìn giữ, với nhiều thăng trầm, làng nghề điêu khắc đá Bửu Long đã sản sinh ra nhiều nghệ nhân tài hoa. Sản phẩm đá Bửu Long có mặt khắp nơi trong cả nước và đang vươn ra thị trường nước ngoài như: Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc, Nhật Bản...

Người thợ điêu khắc đá ngoài việc hành nghề còn trao truyền cho lớp kế cận. Theo truyền thống, nghề điêu khắc đá mỹ nghệ được duy trì theo hình thức cha truyền con nối, truyền nghề theo hình thức cầm tay chỉ việc. Ngày nay, tính chất gia truyền này được nới lỏng do sự mở rộng phạm vi hoạt động của nghề và đặc biệt là sự thiếu hụt nguồn lao động có trình độ cao.
Nghề điêu khắc đá mỹ nghệ ẩn chứa các lớp lịch sử, văn hóa trong từng công đoạn của nghề, trên từng sản phẩm, là bảo tàng sống về sinh hoạt văn hóa, đời sống tinh thần của người dân địa phương. Nghề chế tác đá là nghề cha truyền con nối đã từ 4 đời nay, nên người thợ đá rất mong muốn được quan tâm hỗ trợ để cho các cơ sở lưu giữ và phát triển nghề truyền thống này. Anh Trần Duy Phong (sinh năm 1979) chủ câu lạc bộ chế tác đá Trấn Biên cho biết, nghề điêu khắc đá đòi hỏi sự cẩn trọng, tính kiên trì, cần cù, tỉ mỉ và sự sáng tạo với tính mỹ thuật cao. Tuy nhiên, đời thợ đá luôn phải đối mặt với hiểm nguy bởi, công cụ của họ có khi chỉ là đôi tay trần cùng cây búa, cây đục, chiếc máy cưa, máy mài... hàng chục thợ hằng ngày quần quật vật lộn với những khối đá, đổ mồ hôi công sức vào để làm cho chúng có hồn.

Nghề điêu khắc đá mỹ nghệ ẩn chứa các lớp lịch sử, văn hóa trong từng công đoạn của nghề, trên từng sản phẩm, là bảo tàng sống về sinh hoạt văn hóa, đời sống tinh thần của người dân địa phương. Nghề chế tác đá là nghề cha truyền con nối đã từ 4 đời nay, nên người thợ đá rất mong muốn được quan tâm hỗ trợ để cho các cơ sở lưu giữ và phát triển nghề truyền thống này.

Anh Trần Duy Phong (sinh năm 1979) chủ câu lạc bộ chế tác đá Trấn Biên cho biết, nghề điêu khắc đá đòi hỏi sự cẩn trọng, tính kiên trì, cần cù, tỉ mỉ và sự sáng tạo với tính mỹ thuật cao. Tuy nhiên, đời thợ đá luôn phải đối mặt với hiểm nguy bởi, công cụ của họ có khi chỉ là đôi tay trần cùng cây búa, cây đục, chiếc máy cưa, máy mài... hàng chục thợ hằng ngày quần quật vật lộn với những khối đá, đổ mồ hôi công sức vào để làm cho chúng có hồn.

Anh Ôn Minh Nhật, chủ cơ sở đá mỹ nghệ Nhật Thành, địa chỉ tổ 20, KP 3, P. Bửu Long cho biết “Đã có một thời, làng nghề đá truyền thống chao đảo, tưởng như không tồn tại lâu dài được, các nơi hoạt động cầm chừng. Nhưng với quyết tâm giữ lấy nghề truyền thống, hiện vẫn còn hàng chục thợ, ngày đêm luôn cặm cụi, cần mẫn nối nghiệp cha ông”.

Anh Ôn Minh Nhật, chủ cơ sở đá mỹ nghệ Nhật Thành, địa chỉ tổ 20, KP 3, P. Bửu Long cho biết “Đã có một thời, làng nghề đá truyền thống chao đảo, tưởng như không tồn tại lâu dài được, các nơi hoạt động cầm chừng. Nhưng với quyết tâm giữ lấy nghề truyền thống, hiện vẫn còn hàng chục thợ, ngày đêm luôn cặm cụi, cần mẫn nối nghiệp cha ông”.

Gần đây, do nguồn nguyên liệu tại chỗ ngày càng cạn kiệt, thợ làng nghề phải nhập đá từ các nơi khác về. Mặc dù những người thợ không còn tự khai thác đá tại Bửu Long nhưng những kinh nghiệm chọn đá, chẻ đá, tách đá vẫn được ứng dụng trong làm nghề. Một vài người dân cho biết, do làm nghề cực, nặng nhọc, bụi và tiếng ồn cưa đục nhiều nên số phận của những người thợ đá cũng trở nên bấp bênh, đa phần đã phải đầu quân ở các tỉnh, thành khác hoặc phải bỏ nghề truyền thống sang làm các nghề thời vụ, thậm chí phải chuyển nghề.
Gần đây, do nguồn nguyên liệu tại chỗ ngày càng cạn kiệt, thợ làng nghề phải nhập đá từ các nơi khác về. Mặc dù những người thợ không còn tự khai thác đá tại Bửu Long nhưng những kinh nghiệm chọn đá, chẻ đá, tách đá vẫn được ứng dụng trong làm nghề. Một vài người dân cho biết, do làm nghề cực, nặng nhọc, bụi và tiếng ồn cưa đục nhiều nên số phận của những người thợ đá cũng trở nên bấp bênh, đa phần đã phải đầu quân ở các tỉnh, thành khác hoặc phải bỏ nghề truyền thống sang làm các nghề thời vụ, thậm chí phải chuyển nghề.
Công việc khai thác đá rất vất vả, đòi hỏi người khai thác phải có sức khỏe và kinh nghiệm để chọn được loại đá thích hợp cho việc chế tác sản phẩm. Người chuyên lấy đá thường là những người lớn tuổi, có nhiều kinh nghiệm và bí quyết nhà nghề, dẫn theo đội thanh niên khỏe mạnh để đi tuyển lựa lấy đá. Việc đầu tiên là tìm mạch đá được cấp phép để khai thác, chọn hướng khai thác hầm theo mạch đá.

Công việc khai thác đá rất vất vả, đòi hỏi người khai thác phải có sức khỏe và kinh nghiệm để chọn được loại đá thích hợp cho việc chế tác sản phẩm. Người chuyên lấy đá thường là những người lớn tuổi, có nhiều kinh nghiệm và bí quyết nhà nghề, dẫn theo đội thanh niên khỏe mạnh để đi tuyển lựa lấy đá. Việc đầu tiên là tìm mạch đá được cấp phép để khai thác, chọn hướng khai thác hầm theo mạch đá.

Ngày nay, làng nghề điêu khắc đá Bửu Long đã áp dụng công nghệ vào sản xuất, đá nguyên liệu được cắt, gọt, giũa bằng hệ thống máy cưa, cắt hiện đại. Tuy vậy, để đạt được độ tinh xảo cho sản phẩm thì vẫn cần đến đôi bàn tay khéo léo, lành nghề của người thợ. Các sản phẩm: tháp sen, tượng rồng, lân hay sư tử dũng mãnh… đều được người thợ thổi hồn vào để trở thành những tác phẩm độc đáo, có giá trị, có sức sống theo năm tháng.

Ngày nay, làng nghề điêu khắc đá Bửu Long đã áp dụng công nghệ vào sản xuất, đá nguyên liệu được cắt, gọt, giũa bằng hệ thống máy cưa, cắt hiện đại.

Tuy vậy, để đạt được độ tinh xảo cho sản phẩm thì vẫn cần đến đôi bàn tay khéo léo, lành nghề của người thợ. Các sản phẩm: tháp sen, tượng rồng, lân hay sư tử dũng mãnh… đều được người thợ thổi hồn vào để trở thành những tác phẩm độc đáo, có giá trị, có sức sống theo năm tháng.

Đọc thêm