Giới trẻ và những áp lực tâm lý cần vượt qua

(PLVN) - Trong tâm thức của một bộ phận người dân, đặc biệt là một số người ở thế hệ cũ, dường như có suy nghĩ rằng giới trẻ làm gì có áp lực, thế hệ bây giờ ăn sung mặc sướng, điều kiện tốt hơn ngày xưa, làm gì mà không chịu được những áp lực như áp lực học hành hay áp lực công việc,... Nhưng mỗi thời mỗi cảnh, mỗi thế hệ lại có những vấn đề, những khó khăn riêng của từng giai đoạn.
Tinh thần và thể chất bị ảnh hưởng do những áp lực tâm lý. (Ảnh minh họa).

GIỚI TRẺ VÀ NHỮNG ÁP LỰC TÂM LÝ CẦN VƯỢT QUA

Thưa quý vị, trong tâm thức của một bộ phận người dân, đặc biệt là một số người ở thế hệ cũ, dường như có suy nghĩ rằng giới trẻ làm gì có áp lực, thế hệ bây giờ ăn sung mặc sướng, điều kiện tốt hơn ngày xưa, làm gì mà không chịu được những áp lực như áp lực học hành hay áp lực công việc,... Nhưng mỗi thời mỗi cảnh, mỗi thế hệ lại có những vấn đề, những khó khăn riêng của từng giai đoạn.

Theo thống kê của Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, tại Việt Nam, đã có khoảng 30% dân số có rối loạn tâm thần, trong đó tỉ lệ trầm cảm chiếm 25%. Đặc biệt, số lượng học sinh, sinh viên nói riêng và người trẻ nói chung rơi vào tình trạng trầm cảm chiếm đại đa số.

Và một trong những nguyên nhân gây ra việc giới trẻ rơi vào trầm cảm đó là áp lực đồng trang lứa. Kết quả tìm kiếm từ khóa "áp lực đồng trang lứa" trên google hiện ra với 9.460.000 kết quả, trong đó có nhiều bài viết về tình trạng này. Số liệu này cũng cho thấy đây là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu của người trẻ, họ luôn có nhu cầu tìm các lời khuyên để tự chữa lành. Vậy áp lực đồng trang lứa là gì? Áp lực đồng trang lứa là một thuật ngữ được dùng rất nhiều hiện nay trong chuyên ngành tâm lý và giáo dục. Hiểu một cách đơn giản nhất, áp lực đồng trang lứa xuất hiện ở một cá nhân chịu tác động, ảnh hưởng từ những người đồng lứa tuổi hoặc cùng một nhóm xã hội nhưng được cho là thành công hơn, hạnh phúc hơn. Các tác động này có thể xuất phát từ bên trong của cá nhân đó hoặc do các yếu tố xung quanh thúc đẩy và hình thành áp lực.

Bạn Trần Ngọc Nguyên Tố, sinh viên năm 4 khoa Lịch Sử trường đại học KHXH&NV, ĐHQGHN có đôi lời chia sẻ về áp lực đồng trang lứa:

Câu hỏi phỏng vấn:

Bạn đã từng cảm thấy áp lực khi nhìn thấy thành tích của các bạn đồng trang lứa chưa?

Áp lực được gọi là áp lực đồng trang lứa đem lại những điều tiêu cực hay tích cực cho bạn?Ảnh hưởng như nào tới cuộc sống của bạn?

Nếu là tiêu cực thì bạn đã vượt qua áp lực ấy bằng cách nào hoặc cách bạn “xả stress” khi áp lực đè nặng lên bạn?

Ngoài ra, còn một nguyên nhân khác để giải thích cho vấn đề này đó là áp lực về sự hoàn hảo. Có thể hiểu rằng giới trẻ ngày nay luôn đặt ra những mục tiêu và ép bản thân phải thực hiện theo. Và khi không thực hiện được, họ dễ rơi vào cảm xúc tiêu cực, thất vọng và chưa hài lòng với những gì bản thân có. Thêm nữa áp lực sự hoàn hảo còn do sự đòi hỏi từ xã hội và áp lực cạnh tranh trong cuộc sống hiện đại. Với nhịp sống hiện tại, sự cạnh tranh còn lớn hơn thế hệ trước gấp nhiều lần. Như mọi người cũng biết thì với sự cạnh tranh đó ai hoàn hảo nhất, ai giỏi nhất thì sẽ luôn có cơ hội tốt hơn. Ngược lại, nếu giới trẻ không làm tốt, không cố gắng thì khả năng họ bị đào thải rất cao. Sự đòi hỏi của xã hội chưa bao giờ là dễ đáp ứng. Áp lực sự hoàn hảo còn do sự phát triển của mạng xã hội và các phương tiện truyền thông. Mạng xã hội đem lại nhiều cơ hội thì cũng đem đến những mặt tiêu cực khác. Trong đó có áp lực đồng trang lứa, mọi giới trẻ dễ dàng nhìn thấy người khác thành công và từ đó tạo ra áp lực, khiến họ cũng muốn thành công và để thành công thì phải làm mọi việc thật tốt, thật hoàn hảo. Đó là lý do tại sao mạng xã hội phát triển ảnh hưởng đến việc con người hướng đến sự hoàn mỹ.

Bạn Nguyễn Ngọc Diệp, sinh viên năm 3 khoa sư phạm Toán, trường ĐH Giáo dục, ĐHQGHN chia sẻ với phóng viên về áp lực của sự hoàn hảo mà bạn gặp phải:

Câu hỏi phỏng vấn:

Bạn đã từng cảm thấy áp lực khi bố mẹ nhìn thấy “con nhà người ta”?

Khi chịu áp lực của sự hoàn hảo thì thường là do bản thân bạn ép buộc mình phải trở nên hoàn hảo hay do tác động từ bên ngoài như bố mẹ hay những người xung quanh?

Áp lực ấy mang lại tiêu cực hay tích cực cho bạn?Ảnh hưởng như nào tới cuộc sống của bạn?

Cách bạn vượt qua được những áp lực ấy hoặc làm giảm bớt được stress khi áp lực đè nặng lên bạn?

TS. Cao Xuân Liễu (chuyên ngành Tâm lý Giáo dục, Học viện Quản lý Giáo dục) đưa ra lời khuyên cho giới trẻ hiện nay đang gặp những vấn đề về sức khỏe tinh thần. Ông cho rằng, người trẻ cần tự trang bị cho chính mình những kiến thức và kỹ năng, và cũng cần “dám đương đầu” với thách thức, áp lực và khó khăn đó. Có như vậy, bản thân mới tạo ra được các “kháng thể tinh thần” để chống đỡ lại những áp lực mà cuộc sống mang lại. Nếu không, khi gặp chướng ngại, họ lại chùn bước và ngay lập tức cầu cứu người khác thì rất khó trưởng thành và có thể thích ứng được với áp lực, với sự thay đổi nhanh chóng của xã hội. TS. Cao Xuân Liễu cũng nhận định, học sinh, sinh viên thường gặp những áp lực đặc trưng cho giai đoạn của từng lứa tuổi đó như học tập, quan hệ bạn bè, khẳng định giá trị bản thân hay định hướng nghề nghiệp… Đa phần, cá nhân khi trải qua tuổi này cũng đều gặp những vấn đề liên quan và có những cách giải quyết khác nhau. Một số người dễ dàng vượt qua, một số khác lại khó vượt qua, thậm chí có một số không thể vượt qua nên dẫn tới những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Đặc biệt hơn, đối với giới trẻ, nhiều lúc họ chưa có kinh nghiệm hoặc chưa được trang bị để có thể vượt qua các áp lực của cuộc sống, dẫn tới có cách giải quyết không phù hợp, sai hoặc thậm chí có thể dẫn tới hệ quả tiêu cực. Sự phát triển của người trẻ đều có sự đồng hành từ tuổi thơ đến khi trưởng thành của cha mẹ, người lớn. Vậy nên, để có thể tự giải quyết được các bài toán, áp lực của cuộc đời mình, các em một mặt phải tự trang bị và mặt khác cần được người lớn trang bị những kiến thức, năng lực để giải quyết các áp lực.

Ở góc độ quản lý, ông cho rằng, các nhà giáo dục, các nhà quản lý cần nhận diện ra nguy cơ tiềm ẩn có thể gây ra những tổn thương về mặt tinh thần cho giới trẻ. Chỉ khi nhận ra điều đó, ta mới có thể tìm được các giải pháp để loại bỏ mầm mống và hoàn cảnh gây ra những “vết xước” về mặt tâm hồn cho các em. Chuyên gia tâm lý giáo dục cũng cho biết ở đâu đó trên đất nước, vẫn còn một bộ phận gia đình, thậm chí cả nhà trường vẫn còn xem nhẹ việc giáo dục sức khỏe tinh thần cho học sinh, sinh viên, và xem đây là những hiện tượng mà bất cứ đứa trẻ nào cũng sẽ phải gặp và rồi sẽ phải vượt qua. Trong thời gian tới, TS. Cao Xuân Liễu mong công tác truyền thông về sức khỏe tinh thần cần đẩy mạnh hơn nữa để nâng cao nhận thức cho những nhà quản lý giáo dục, phụ huynh học sinh, sinh viên... để tránh tạo áp lực vô hình.

Vậy nên mới thấy dù ở giai đoạn nào của cuộc đời, dù là thế hệ ngày xưa hay thế hệ trẻ ngày nay thì đều có những áp lực cuộc sống đang đè nặng lên đôi vai mỗi người như áp lực học tập, áp lực về cơm áo gạo tiền, hay áp lực đồng trang lứa, áp lực sự hoàn hảo,... tất cả đều là những điều mà từng người trong xã hội phải cố gắng vượt qua để bản thân mỗi người không phải nhận lại những hệ quả tiêu cực như chúng ta đã thấy. Có người từng nói: “Bạn có thể nhớ “chẳng có niềm vui nào kéo dài được mãi”. Cũng đừng quên: Nỗi đau và thử thách cũng đều tuân theo quy luật này.”, áp lực và khó khăn trong cuộc sống sẽ qua, chỉ là sớm hay là muộn mà thôi.

Đọc thêm