Hà Nội: Tiến hành “cấp cứu” mặt đường cầu cạn vành đai 3

(PLO) - Tối qua, ngày 07/12, một đơn vị thi công đã lập rào chắn các phương tiện đi lại trên cầu cạn vành đai 3 đoạn từ đường xuống Đại lộ Thăng Long đến nút giao Nguyễn Trãi để tiến hành sửa chữa lại mặt đường bị lún lồi lõm.
Mặt đường trồi sụt đang được lật lên để trải thảm nhựa mới
Mặc dù mới được đưa vào hoạt động từ tháng 10/2012, nhưng mặt đường cầu cạn vành đai 3 (Hà Nội) đã xuất hiện nhiều đoạn lồi lõm bất thường. Hiện tượng mặt đường xuống cấp được đánh giá có thể gây nguy hiểm cho xe ôtô lưu thông tốc độ cao qua đây.
Theo tìm hiểu của PV, Đoạn đường được gồ ghề cần được trải lại thảm nhựa mới nằm trong gói thầu từng vượt tiến độ tới 18 tháng. 
Tiến hành sửa chữa mặt đường cầu cầu cạn vành đai 3 là một đơn vị tư nhân. Công ty này được nhà thầu thi công Sumitomo Mitsui (Nhật Bản) thuê sửa chữa lại một số đoạn bị trồi sụt trên cả 2 làn đường đoạn từ Hồ Linh Đàm đến nút giao xuống Đại Lộ Thăng Long.
Công đoạn lật thảm nhựa bị trồi sụt để thay bằng thảm nhựa mới 

Một công nhân đang thi công tại hiện trường cho biết, đơn vị này đã tiến hành sửa chữa từ 4-5 đêm nay. Công việc chính là móc hết các thảm nhựa bị gồ ghề, trùi sụt để trải thảm nhựa mới vá vào. Việc sửa chữa được chia nhỏ thành từng đoạn nhỏ để đảm bảo tiến độ hoàn thành ngay trong đêm.

Một số hình ảnh công tác khắc phục mặt đường trồi sụt trên cầu cạn vành đai 3:
Đơn vị thi công lập rào chắn ngăn các phương tiện 
Các phương tiện được huy động để công tác sửa chữa diễn ra đúng tiến độ 

 Đêm 07/12 đơn vị thi công sửa chữa đoạn từ đường xuống Đại lộ Thăng Long đến nút giao Nguyễn Trãi
 Một đoạn đường mới được trải lại thảm nhựa mới (đoạn qua hồ Linh Đàm)
Một thảm nhựa khác được trải mới (đoạn qua chung cư Linh Đàm) 
Dự án cầu cạn vành đai 3 dài 9 km, có tổng mức đầu tư là 5.547 tỷ đồng từ nguồn vốn ODA Nhật Bản, trong đó Gói thầu số 1 có giá trị hợp đồng là 1.416 tỷ đồng và Gói thầu số 2 có giá trị hợp đồng là 1.079 tỷ đồng.

Đọc thêm