Hà Tĩnh truy quét nạn săn bắt chim trời mùa di cư

(PLVN) - Mùa chim di cư lực lượng chức năng tỉnh Hà Tĩnh ra quân phối hợp tháo gỡ, tiêu hủy hàng trăm phương tiện, dụng cụ bẫy chim trời.
Cò giả làm mồi để bẫy chim mùa di cư. Ảnh: Hữu Anh.
Cò giả làm mồi để bẫy chim mùa di cư. Ảnh: Hữu Anh.
Hà Tĩnh là địa phương có bờ biển dài, các cánh đồng ven biển rộng lớn trở thành điểm dừng chân của nhiều loài chim tự nhiên sau quãng đường di cư theo mùa. Vào khoảng tháng 9 hàng năm là mùa các loài chim thường di cư trên những cánh đồng, các lùm cây ven đầm phá thuộc địa bàn tỉnh. Cùng với đó tình trạng bẫy, bắt chim trời với nhiều hình thức khác nhau làm ảnh hưởng không nhỏ đến quần thể chim di cư đang tìm nơi trú ngụ.

Hà Tĩnh là địa phương có bờ biển dài, các cánh đồng ven biển rộng lớn trở thành điểm dừng chân của nhiều loài chim tự nhiên sau quãng đường di cư theo mùa. Vào khoảng tháng 9 hàng năm là mùa các loài chim thường di cư trên những cánh đồng, các lùm cây ven đầm phá thuộc địa bàn tỉnh. Cùng với đó tình trạng bẫy, bắt chim trời với nhiều hình thức khác nhau làm ảnh hưởng không nhỏ đến quần thể chim di cư đang tìm nơi trú ngụ.

Để bẫy bắt chim trời nhiều người dân vùng biển ngang Hà Tĩnh đã dùng nhiều thủ thuật tinh vi, như việc sử dụng con cò mồi khâu mắt, buộc chân vào cọc gỗ để nhử bầy đàn hoặc sử dụng các thiết bị công nghệ phát ra âm thanh kêu gọi chim trời. Khi nghe tiếng đồng loại, các đàn chim di cư lập tức đáp xuống và rồi sập bẫy.

Để bẫy bắt chim trời nhiều người dân vùng biển ngang Hà Tĩnh đã dùng nhiều thủ thuật tinh vi, như việc sử dụng con cò mồi khâu mắt, buộc chân vào cọc gỗ để nhử bầy đàn hoặc sử dụng các thiết bị công nghệ phát ra âm thanh kêu gọi chim trời. Khi nghe tiếng đồng loại, các đàn chim di cư lập tức đáp xuống và rồi sập bẫy.

Qua tìm hiểu của phóng viên tại nhiều địa phương ở vùng biển Hà Tĩnh như Nghi Xuân, Thạch Hà, Lộc Hà, Kỳ Anh…việc đánh bắt chim trời đã là một nghề mưu sinh, kiếm thêm thu nhập vào mùa mưa bão của một bộ phận người dân địa phương từ nhiều năm nay.

Qua tìm hiểu của phóng viên tại nhiều địa phương ở vùng biển Hà Tĩnh như Nghi Xuân, Thạch Hà, Lộc Hà, Kỳ Anh…việc đánh bắt chim trời đã là một nghề mưu sinh, kiếm thêm thu nhập vào mùa mưa bão của một bộ phận người dân địa phương từ nhiều năm nay.

Ông Nguyễn Xuân Mận- Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh), cho biết: Sau khi có chỉ thị 29/CT-TTg ngày 23/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách quản lý động vật hoang dã, bảo vệ các loài chim hoang dã, chim di cư, nạn đánh bắt chim trời không còn xảy ra rầm rộ như trước nhờ sự vào cuộc của các cơ quan chức năng.

Ông Nguyễn Xuân Mận- Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh), cho biết: Sau khi có chỉ thị 29/CT-TTg ngày 23/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách quản lý động vật hoang dã, bảo vệ các loài chim hoang dã, chim di cư, nạn đánh bắt chim trời không còn xảy ra rầm rộ như trước nhờ sự vào cuộc của các cơ quan chức năng.

Cũng theo ông Mận, cùng với tuyên truyền vận động, lực lượng chức năng như Công an, Kiểm lâm phối hợp với chính quyền địa phương thành lập các đoàn liên ngành vào cuộc xử lý phá hủy phương tiện, dụng cụ đánh bắt chim trời. Tuy nhiên, nhiều vùng quê người dân vẫn lén lút tìm cách dựng lại hiện trường để đánh bắt chim trời. Để ngăn chặn tình trạng này các cơ quan chức năng cần có biện pháp mạnh với những chế tài kiên quyết hơn để chấm dứt thực trạng này.

Cũng theo ông Mận, cùng với tuyên truyền vận động, lực lượng chức năng như Công an, Kiểm lâm phối hợp với chính quyền địa phương thành lập các đoàn liên ngành vào cuộc xử lý phá hủy phương tiện, dụng cụ đánh bắt chim trời. Tuy nhiên, nhiều vùng quê người dân vẫn lén lút tìm cách dựng lại hiện trường để đánh bắt chim trời. Để ngăn chặn tình trạng này các cơ quan chức năng cần có biện pháp mạnh với những chế tài kiên quyết hơn để chấm dứt thực trạng này.

Ông Nguyễn Cự Duẩn- Trưởng phòng Thanh tra pháp chế, Chi cục Kiểm lâm Hà Tĩnh cho biết: Sau có Chỉ thị số 04 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư tại Việt Nam. Đây là cơ sở để các đơn vị nhận thức rõ vai trò trách nhiệm, tăng cường tuyên truyền, kiểm tra và xử lý vi phạm.

Ông Nguyễn Cự Duẩn- Trưởng phòng Thanh tra pháp chế, Chi cục Kiểm lâm Hà Tĩnh cho biết: Sau có Chỉ thị số 04 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư tại Việt Nam. Đây là cơ sở để các đơn vị nhận thức rõ vai trò trách nhiệm, tăng cường tuyên truyền, kiểm tra và xử lý vi phạm.

Cũng theo ông Duẩn: Sở NNPTNT Hà Tĩnh và Chi cục Kiểm lâm đã ban hành nhiều văn bản nhằm tăng cường công tác quản lý, bảo vệ động vật hoang dã, chim di cư. Theo thống kê sơ của ngành chức năng Hà Tĩnh đến nay sau một năm triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ các huyện, thị xã trong toàn tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức hơn 600 cuộc kiểm tra, 2894 cuộc truyên truyền, 412 bản ký cam kết. Đồng thời các địa phương vào mùa chim di cư đã tổ chức truy quét, tháo dỡ, tiêu hủy và xử lý dụng cụ, phương tiện bẫy bắt các loài chim di cư tự nhiên.

Cũng theo ông Duẩn: Sở NNPTNT Hà Tĩnh và Chi cục Kiểm lâm đã ban hành nhiều văn bản nhằm tăng cường công tác quản lý, bảo vệ động vật hoang dã, chim di cư. Theo thống kê sơ của ngành chức năng Hà Tĩnh đến nay sau một năm triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ các huyện, thị xã trong toàn tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức hơn 600 cuộc kiểm tra, 2894 cuộc truyên truyền, 412 bản ký cam kết. Đồng thời các địa phương vào mùa chim di cư đã tổ chức truy quét, tháo dỡ, tiêu hủy và xử lý dụng cụ, phương tiện bẫy bắt các loài chim di cư tự nhiên.

Trong đó tịch thu, thả về tự nhiên gần 700 con chim mồi còn sống, tịch thu tiêu hủy gần 12.000 các loại chim giả làm mồi, 112.000 que nhựa bẫy chim, 115 máy phát tín hiệu gọi chim, 20.453m lưới, tháo dỡ gần 700 lùm, lán dùng để ẩn nấp, bẫy chim.

Trong đó tịch thu, thả về tự nhiên gần 700 con chim mồi còn sống, tịch thu tiêu hủy gần 12.000 các loại chim giả làm mồi, 112.000 que nhựa bẫy chim, 115 máy phát tín hiệu gọi chim, 20.453m lưới, tháo dỡ gần 700 lùm, lán dùng để ẩn nấp, bẫy chim.

Đọc thêm