Huyện Yên Hưng họp về ngăn ngừa việc săn bắt các loài chim tự nhiên

Ngày 17-10, UBND huyện Yên Hưng tổ chức cuộc họp để nghe các xã báo cáo thực trạng các loại chim dư cư về huyện, và đưa ra các giải pháp tích cực nhằm bảo vệ loài chim về di cư.

Ngày 17-10, UBND huyện Yên Hưng tổ chức cuộc họp để nghe các xã báo cáo thực trạng các loại chim dư cư về huyện, và đưa ra các giải pháp tích cực nhằm bảo vệ loài chim về di cư. 

rung
Chim di cư về ở Đầm Nhà Mạc, huyện Yên Hưng

Cùng dự cuộc họp có lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đại diện lãnh đạo các cơ quan liên quan và lãnh đạo UBND các xã thường có chim di cư về mùa thu là: Tiền An, Tân An, Cộng Hòa, Hoàng Tân, Hiệp Hòa, Yên Giang, Liên Hòa, Tiền Phong.

Tại cuộc họp, lãnh đạo Hạt Kiểm lâm huyện đã trình bày báo cáo tình hình chim di cư, cư trú  và công tác quản lý, bảo vệ chim trên địa bàn huyện. Theo báo cáo tại buổi làm việc, công tác quản lý, bảo vệ các loài chim trong những năm qua trên địa bàn luôn được UBND huyện, các cơ quan chức năng và chính quyền cấp xã luôn quan tâm. UBND các xã thường xuyên tuyên truyền, vận động nhân dân có ý thức bảo vệ, không săn bắt các loài chim di cư; tổ chức cho người dân trong vùng giáp đê, vùng có rừng ngập mặn ký cam kết không săn bắt các loại chim di cư.

Cũng theo báo cáo của các xã tại cuộc họp, năm 2010 này, chim di cư đến địa bàn chưa phát hiện loài trong danh mục các loài quí hiếm cần được bảo vệ, chủ yếu là các loài chim thông thường như cò trắng, chim quốc, chim rẽ. Để đảm bảo môi trường sinh thái, bảo vệ đa dạng sinh học, UBND huyện đã ra Thông báo số 314/TB-UBND, ngày 08-10-2010 nghiêm cấm các hành vi săn bắt, bẫy các loài chim tự  nhiên. Tại cuộc họp, đại biểu các xã, các cơ quan liên quan đều khẳng định trên địa bàn huyện hiện nay không có chim quí hiếm di cư đến, mà chủ yếu là do nhiều người dân do muốn bảo vệ lúa đến mùa gặt nên đã giăng lưới ngăn chim đến các cánh đồng. Riêng đối với các xã có đầm nuôi trồng thủy sản đã nghiêm túc thực hiện cam kết đã ký, nên không có hiện tượng săn bắt chim tự nhiên.

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Chu Văn Tuyển, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẳng định: tại Yên Hưng  tuy có việc săn bắt chim, nhưng số lượng không lớn, không phải các loài chim quí hiếm cấm săn bắt. Đồng chí đề nghị, huyện cần nghiên cứu khảo sát xem trên trên địa bàn có những loài chim nào cần được bảo vệ. Đối với cơ quan tham mưu (Phòng nông nghiệp, Hạt kiểm lâm) cần phối hợp với ngành dọc để tìm hiểu nghiên cứu, từ đó có chính sách hợp lý trong việc bảo vệ các loài chim.

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Vũ Văn Tấn, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện nhấn mạnh, công tác quản lý, bảo vệ các loài chim trên địa bàn huyện từ trước đến nay luôn được quan tâm, chú trọng, UBND huyện đã có thông báo chỉ đạo các xã bảo vệ các loài chim tự nhiên. Huyện thường xuyên tuyên truyền, vận động nhân dân có ý thức bảo vệ các loài chim nên  tình trạng săn bắt chim chỉ còn rải rác ở một số địa phương, việc săn bắt mang tính nhỏ lẻ trong dân, ở các cánh đồng lúa, không mang tính phổ biển, không có tổ chức. Các loài chim được săn bắt chủ yếu là chim thông thường. Các vùng đầm nhà Mạc, rừng ngập mặn, vùng nuôi trồng thủy sản tuyệt đối không có việc săn bắt chim, đặc biệt là đối với các loài chim quí hiếm. Đồng chí Chủ tịch UBND huyện đề nghị các cơ quan chức năng cần tiếp tục xem xét,tham mưu cho huyện có chính sách bảo vệ các loài chim tự nhiên một cách hợp lý. Đồng thời yêu cầu các xã tiếp tục tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, tuyên tuyền nghiêm cấm việc săn bắt chim tự nhiên, trong đó cần đặc biệt quan tâm tới các vùng sinh thái: Đầm  nhà Mạc, Đồng Bái, Đông Yên Hưng, Hà An 3. Các cơ quan liên quan cần thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các xã để kịp thời xử lý nghiêm nếu vi phạm.

Nguồn: QNP

Đọc thêm